-
Hội Chiếu sáng Việt Nam phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB và Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây Dựng đã tổ chức Hội nghị khoa học Chiếu sáng toàn quốc năm 2022, với chủ đề: “Chiếu sáng vì sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường hướng tới phát thải ròng bằng “0” ở Việt Nam”.
-
Thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thành phố Sơn La đã thực hiện thay đèn chiếu sáng đô trên một số tuyến đường sang đèn LED. Giải pháp này đã giúp giảm trên 50% mức điện năng tiêu thụ, mỗi năm tiết kiệm hàng trăm triệu đồng.
-
Ngày 27-4 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo tham vấn về Dự án Thành phố thông minh và Hiệu quả năng lượng (SEECP) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng năng lượng trong chiếu sáng đô thị tại Việt Nam, góp phần hướng tới cam kết không phát thải vào giữa thế kỷ này.
-
Thực hiện chủ trương sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ngoài các hoạt động tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ đối với việc tiết kiệm điện trong chiếu sáng đô thị.
-
Đại sứ Vương quốc Hà Lan cho biết, Hà Nội và Amsterdam đã và đang phối hợp, giúp đỡ nhau trong hai lĩnh vực nói trên.
-
Thực hiện chủ trường sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ngoài các hoạt động tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất, thành phố Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ đối với việc tiết kiệm điện trong sinh hoạt, đặc biệt trong tòa nhà và chiếu sáng đô thị.
-
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình thí điểm hệ thống chiếu sáng đô thị tiết kiệm, thông minh và thân thiện môi trường” là sử dụng ánh sáng led để chiếu sáng thí điểm một số công trình đô thị trên địa bàn TP.Tân An, Long An
-
Theo phương châm “Tiêu tốn ít điện năng nhưng chất lượng ánh sáng tốt hơn”, Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp giảm điện năng tiêu thụ trong chiếu sáng đô thị.
-
Trước sức ép về chi phí điện phục vụ chiếu sáng công cộng cũng như nguồn điện năng khan hiếm, thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã đầu tư hệ thống chiếu sáng công nghệ mới, tiết kiệm điện.
-
Nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi vì mục tiêu tiết kiệm năng lượng, loại bỏ bóng đèn sợi đốt của thành phố Quy Nhơn đã lan tỏa rộng và đem lại hiệu ứng tích cực.
-
Các nhà khoa học thuộc Dự án cây phát sáng ở California (Mỹ) đã chuyển thành công gen phát sáng trong đom đóm vào các loại cây giúp chúng cũng có thể tự phát sáng trong bóng tối.
-
Triển khai thực hiện một số giải pháp kỹ thuật và nghiệp vụ, năm 2010 và quý I/2011- Công ty TNHH Công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn đã đạt được hiệu quả tích cực trong vận hành hệ thống chiếu sáng thành phố với hiệu suất cao hơn mà vẫn tiết kiệm điện, tiết kiệm ngân sách địa phương: Điện năng sử dụng năm 2010 giảm được 13% so với năm 2009, tiết kiệm tương đương gần 600.000 kWh với giá trị trên 760 triệu đồng.
-
Trước yêu cầu về tiết kiệm năng lượng, một dự án cấp tỉnh đã được nghiệm thu tại Thừa Thiên Huế , đó là “Ứng dụng công nghệ mới tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng đô thị ở Thừa Thiên Huế” đã phát huy hiệu quả. Mục tiêu của dự án là xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ mới tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng công cộng để đánh giá hiệu quả làm cơ sở nhận rộng,
-
Đây là một trong những mục tiêu hướng tới trong định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025 và được Thủ tướng phê duyệt.
-
Sau khi ban hành nghị định về Quản lý chiếu sáng đô thị và các quy định liên quan, mới đây, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo “Định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2050”. Theo đó, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho biết, Bộ đang xem xét, chú trọng ứng dụng rộng rãi năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng.
-
Ngoài công tác chọn lựa các loại bóng đèn, thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện để thay thế, Công ty Công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn đã huy động chế độ vận hành, duy tu bảo dưỡng thường xuyên để chống tổn thất điện năng trên lưới điện chiếu sáng, công tác định kỳ lau chóa đèn được duy trì. Hiệu quả cho thấy, ngoài hiệu suất ánh sáng được tăng thêm, mỗi năm Công ty đã giảm được lượng điện tổn thất 0,37%, giảm được kinh phí và lượng điện năng đáng kể.
-
Theo ông Đặng Thanh Liêm, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Tiền Giang, địa phương được Công ty Cổ phần tập đoàn quốc tế Kim Đỉnh (Tp Hồ Chí Minh) tài trợ lắp đặt các trụ đèn chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời với nhiều tiện ích vừa thân thiện với môi trường.
-
Sau rất nhiều nỗ lực của các chuyên gia chiếu sáng công cộng, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (GEF, UNDP), lần đầu tiên hệ thống đô thị mới có một văn bản pháp luật về quản lý chiếu sáng "bảo hộ" (Nghị định về quản lý chiếu sáng đô thị). Theo đó, chiếu sáng đô thị được nhìn nhận từ khâu quy hoạch, tổ chức, đầu tư phát triển, quản lý vận hành, đến trách nhiệm các bên liên quan, đều được làm rõ.
-
Đèn LED ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước, được ứng dụng để hiển thị thời gian của đồng hồ báo thức hay dung lượng pin của máy ghi hình thông qua ánh sáng đỏ, xanh lá cây, vàng mà chưa có mầu trắng.
-
Ước tính cả nước ta đang sử dụng khoảng 100 triệu bóng đèn thắp sáng các loại, trong đó hơn 80 triệu bóng ở các hộ gia đình và gần 20 triệu bóng ở các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh, dịch vụ… Điện năng dành cho chiếu sáng đô thị chiếm tỷ lệ đáng kể, đặc biệt tại các đô thị, có đến 70% loại đèn chiếu sáng là đèn thủy ngân cao áp (MV).