Thứ tư, 01/05/2024 | 20:03 GMT+7

Mỹ đạt bước đột phá mới về công nghệ nhiên liệu sinh học

17/04/2011

Trong công cuộc tìm kiếm một loại nhiên liệu sinh học hoàn hảo, rất nhiều công ty và các tổ chức chính phủ đang cùng chạy đua nhằm khám phá ra “điều thần kì” trong sản xuất nhiên liệu sinh học giá rẻ và hiệu quả. Tảo, men bia, vi khuẩn đều đã được sử dụng để vào quá trình chuyển hóa nhiên liệu, thậm chí là C02, thành các loại nhiên liệu sinh học có thể sử dụng được, ví dụ như ethanol hay diesel sinh học.

Bộ Năng lượng Mỹ đã thành công trong việc sử dụng vi khuẩn để chế tạo isobutanol. Đây được coi là một bước đột phá trong công nghệ nhiên liệu sinh học.

 

Trong công cuộc tìm kiếm một loại nhiên liệu sinh học hoàn hảo, rất nhiều công ty và các tổ chức chính phủ đang cùng chạy đua nhằm khám phá ra “điều thần kì” trong sản xuất nhiên liệu sinh học giá rẻ và hiệu quả. Tảo, men bia, vi khuẩn đều đã được sử dụng để vào quá trình chuyển hóa nhiên liệu, thậm chí là C02, thành các loại nhiên liệu sinh học có thể sử dụng được, ví dụ như ethanol hay diesel sinh học. Tuy nhiên, điểm hạn chế của cả ethanol và diesel sinh học là chúng ta đều không thể sử dụng chúng một cách trực tiếp vào hầu hết các động cơ dùng xăng đạt chuẩn. Ethanol có thể trộn cùng với xăng, ví dụ như hỗn hợp E15 đang được sử dụng rộng rãi trong thời điểm gần đây, còn muốn diesel sinh học hoạt động đúng chức năng thì cần phải có những động cơ diesel chuyên dụng.


 isobutanol.jpg


Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Bộ Năng lượng Mỹ đã công bố một bước tiến mới về công nghệ nhiên liệu sinh học khi chế tạo được loại nhiên liệu sinh học có thể chạy được ở hầu hết các động cơ chạy bằng xăng đạt chuẩn. Loại nhiên liệu sinh học này được gọi là isobutanol, được chế tạo từ vi khuẩn, qua quá trình biến đổi thực vật thành các vật chất khác. Isobutanol có năng suất nhiệt cao hơn ethanol và gần như tương đương với xăng, khiến nó trở thành một lựa chọn khả thi cho những phương tiện chạy bằng xăng trong tương lai.

 

Ông James Liao, giáo sư, phó chủ tịch Trường kĩ thuật và Khoa học ứng dụng UCLA cho biết: “Không giống như ethanol, ta có thể hòa trộn isobutanol với xăng theo bất cứ tỉ lệ nào, isobutanol có thể loại trừ nhu cầu cần thiết cho cơ sở vật chất của các loại phương tiện hay thùng chứa. Thêm vào đó, cũng có thể sử dụng isobutanol trực tiếp trong các loại động cơ hiện nay mà không cần có bất cứ sự thay đổi nào”.

 

Tuy vậy, loại công nghệ mới này cũng có điểm hạn chế của nó. Khi hầu hết các loại nhiên liệu sinh học đều cần có nhiên liệu, câu hỏi đặt ra là tỉ lệ giữa số lượng năng lượng cần để chế tạo loại nhiên liệu này và lượng năng lượng mà nó thực sự tạo ra là như thế nào. Bởi cần phải có nhiên liệu hóa thạch để nuôi trồng và vận chuyển nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất.

 

Dù sao, cũng nên lạc quan, bởi ta có thể sử dụng các chất thải làm nhiên liệu để chế tạo loại nhiên liệu sinh học này. Các nhà nghiên cứu thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đã nhận thấy những hạn chế của việc sử dụng nhiên liệu trong sản xuất nhiên liệu sinh học, kể cả isobutanol. Thư kí năng lượng Mỹ Steven Chu lưu ý: “Đây là ví dụ hoàn hảo về những cơ hội đầy hứa hẹn mà chúng ta có để tạo ra trong ngành công nghiệp mới - một cơ hội dựa trên các nguyên vật liệu sinh học như lúa mỳ, rơm, rác thải từ gỗ, thực vật được nuôi trồng với lượng năng lượng và phân bón đầu vào ở mức thấp. Nhưng chúng ta vẫn cần phải tiếp tục cố gắng nghiên cứu và phát triển một cách tích cực”.

 

Lê My (theo energydigital.com)