Thứ tư, 01/05/2024 | 07:58 GMT+7

Dùng vi khuẩn trong các giếng dầu để chuyển hóa dầu thành khí tự nhiên

29/06/2010

Một vài loại vi khuẩn có thể phân hủy dầu. Liệu những vi khuẩn này có thể giúp các công ty thay đổi phương pháp khai thác năng lượng từ dầu trong khi vẫn giảm được lượng khí thải CO2 trong quá trình đốt dầu và xăng hay không? Việc này là hoàn toàn khả thi, theo Steve Larter.

Một vài loại vi khuẩn có thể phân hủy dầu. Liệu những vi khuẩn này có thể giúp các công ty thay đổi phương pháp khai thác năng lượng từ dầu trong khi vẫn giảm được lượng khí thải CO2 trong quá trình đốt dầu và xăng hay không? Việc này là hoàn toàn khả thi, theo Steve Larter.

Larter, giáo sư ngành khoa học địa chất kiêm chủ tịch Hội nghiên cứu địa chất dầu khí tại trường đại hịc Calgary, là người phát ngôn chính tại hội nghị Goldschmidt 2010 tổ chức bởi trường đại học Tennessee, Knoxville và phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge.

Trong bài thuyết trình với chủ đề “Nghiên cứu về sự phân hủy dầu của vi khuẩn có thể giúp kiểm soát lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch”, Larter đã bàn về các loại vi sinh vật và vai trò của chúng trong việc phân hủy dầu và sản sinh ra khí tự nhiên.

terraforming.jpg

Quá trình vi khuẩn phân hủy dầu diễn ra ở lớp dầu gần với mặt đất, hay đúng hơn là lớp dầu rỉ ra trên bề mặt, hoặc trong các dàn khoan dầu. Vi khuẩn, các loại men và các loại nấm mốc có thể phân hủy dầu một cách tự nhiên trong những môi trường như vậy.

Larter cũng nói đến cách các vi sinh vật này hấp thụ các sản phẩm phụ của sự phân hủy, như khí CO2, và sản sinh ra metan (khí tự nhiên) và hydro, làm cho nhiên liệu bớt ô nhiễm hơn.

Ông cũng nghiên cứu tính khả thi của việc thu nạp và bơm khí CO2 cùng với các loại vi khuẩn đặc biệt trong lòng đất vào các cơ cấu đá kiềm, nơi khí CO2, loại khí nhà kính dư thừa nhất, sẽ được chuyển hóa thành khí tự nhiên, một nguồn năng lượng rất quý giá.

Hội nghị Goldschmidt là cuộc họp thường niên được tài trợ bởi một số hội nghiên cứu địa hóa quốc tế. Hội nghị được đặt tên theo Victor Goldschmidt (1888-1947), nhà khoa học người Na-uy gốc Thụy Sĩ, cha đẻ của ngành địa chất học.

Minh Đức (theo biofueldaily.com)