Thứ sáu, 26/04/2024 | 17:59 GMT+7

Dầu thải giao thông tái chế có thể đáp ứng 50% nhu cầu sử dụng

03/05/2010

Theo kết quả khảo sát thực địa của bà Mona Arnold, Viện Nghiên cứu kỹ thuật VTT Phần Lan: hàng năm giao thông đường bộ Việt Nam xả ra 45 đến 50 nghìn tấn dầu thải; Đường sông là 8000 đến 8100 m3 dầu thải/năm; Đường sắt là 250 đến 300 tấn/ năm. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu tái sử dụng dầu thải đạt tỷ lệ 70 đến 90%. Nếu làm được điều này, lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường thu được sẽ là rất lớn.

Nhìn vào lượng phương tiện giao thông lưu thông hiện nay  ở Việt Nam bất cứ ai cũng dễ dàng hình dung ra khối lượng dầu thải xả ra hàng năm lớn đến mức nào. Kéo theo đó, hệ quả ô nhiễm môi trường cũng đang là bài toán khó đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam và trên thế giới.

 

Xuất phát từ thực tiễn trên, dự án Vietaudit do chính phủ Việt Nam phối hợp với Phần Lan cũng đặt ra mục tiêu nghiên cứu tái chế dầu thải giao thông ở Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng.

 

giaothong2.jpg


Hàng năm giao thông đường bộ xả ra 45 đến 50 nghìn tấn dầu thải nếu tỷ lệ tái sử dụng cao sẽ mang lại lợi ích lớn cho môi trường và kinh tế


Theo kết quả khảo sát thực địa của bà Mona Arnold (Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu kỹ thuật VTT Phần Lan), hàng năm giao thông đường bộ xả ra 45 đến 50 nghìn tấn dầu thải, đường sông là 8000 đến 8100 m3 dầu thải/ năm, đường sắt là 250 đến 300 tấn/ năm. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu tái sử dụng dầu thải đạt tỷ lệ 70 đến 90%. Nếu làm được điều này, lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường thu được sẽ là rất lớn.

 

Trên thực tế, nhu cầu về dầu bôi trơn cho các phương tiện giao thông ở nước ta hiện nay là 25 nghìn tấn/ năm. Khi được thu gom và tái chế thành công hàng năm chúng ta có thể thu về 125 nghìn tấn dầu, lượng dầu này đáp ứng ½ nhu cầu hiện tại. Hơn nữa, chi phí tái chế thấp hơn rất nhiều với chi phí nhập khẩu dầu mới đó là chưa kể đến lợi ích về môi trường và vấn đề tiết kiệm năng lượng.

 

Theo đánh giá của của bà Mona Arnold  thì khả năng tái chế dầu thải giao thông ở Việt Nam rất khả thi về mặt công nghệ và kinh tế. Dầu thải được nhìn nhận như một nguồn kinh tế tiềm năng hơn là một loại chất thải. Với các phương pháp tái chế được nêu ra như lọc kèm xử lý hóa học, lọc cặn, đốt hay sử lý trực tiếp thì khả năng thành công ở Việt Nam là rất cao.

 

duongsat.jpg


Dầu thải của đường sắt từ 250 đến 300 tấn/năm. Nếu tái sử dụng tốt, nguồn năng lượng tiết kiệm là không nhỏ.


Để việc tái chế dầu thải giao thông thành công trước tiên cần mở rộng hơn nữa công tác tuyên truyền đề các doanh nghiệp và người dân ý thức được tiềm năng kinh tế từ việc sử dụng dầu thải tái chế, coi dầu thải giá thấp như là nguyên liệu. Bản thân Nhà nước cần có những cơ chế khuyến khích phù hợp như không tính thuế cho dầu tái sử dụng, kích thích cạnh tranh trong nguồn cung dầu, khuyến khích thu mua dầu thải tập trung để thuận tiện cho quá trình thu gom phục vụ tái chế…

 

 Kinh tế xã hội phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cá nhân như ô tô, xe máy tăng vọt theo đó lượng dầu thải đang tăng lên với tốc độ rất nhanh chón. Hơn lúc nào hết, vấn đề tái sử dụng dầu thải giao thông cần phải được nhìn nhận và thực hiện nghiêm túc. Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cần nhanh chóng xúc tiến việc triển khai tái chế dầu thải một cách chuyên nghiệp hơn. Đây không chỉ là giải pháp đem lại lợi ích kinh tế khổng lồ, đáp ứng nhu cầu sử dụng dầu đang ngày cao mà quan trọng hơn thế, đó là hành động chung tay bảo vệ môi trường sống.

 

Hùng Linh