Thứ bảy, 21/09/2024 | 23:56 GMT+7

Điện khí nóng mặt trời sẽ thay năng lượng truyền thống

05/07/2010

Nhà máy điện khí nóng mặt trời sử dụng năng lượng của gió tự nhiên và bức xạ mặt trời tại khu vực xung quanh nhà máy. Sau đó, nguồn năng lượng này sẽ được biến thành khí nóng theo dạng tầng, xoáy và lốc xoáy. Khí nóng đẩy luồng khí lên cao tới 80- 120 m làm động cơ quay. Tuabin phát điện với thiết kế đặc biệt sẽ thu nhận tối đa động năng của dòng không khí và biến chúng thành điện năng.

Đây là công nghệ mới nhất về năng lượng mặt trời vừa được các nhà bác học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Đại học Tổng hợp Quốc gia Lômônôxốp và Công ty INTERHELIOCOGALAXY (Nga) thực hiện thành công. Công nghệ mới này được hiện thực hóa bằng một nhà máy điện khí nóng mặt trời 50 kw đã đi vào hoạt động.

images408217_a1.jpg

Nhà máy điện khí nóng mặt trời sử dụng năng lượng của gió tự nhiên và bức xạ mặt trời tại khu vực xung quanh nhà máy. Sau đó, nguồn năng lượng này sẽ được biến thành khí nóng theo dạng tầng, xoáy và lốc xoáy. Khí nóng đẩy luồng khí lên cao tới 80- 120 m làm động cơ quay. Tuabin phát điện với thiết kế đặc biệt sẽ thu nhận tối đa động năng của dòng không khí và biến chúng thành điện năng.

Các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho hay, nhờ ứng dụng hiệu quả các nguyên tắc nhiệt động học và khí động học, hiệu suất điện năng của nhà máy cao hơn tới 10 lần so với các nhà máy điện khí nóng mặt trời khác trên thế giới.

Hệ số chuyển đổi năng lượng mặt trời thu nhận được từ địa hạt nhà máy sang điện năng sẽ cao hơn 20%. Lượng điện năng sản xuất ổn định.

Ước tính giá 1 kw công suất khoảng 1750 EUR, khi nhà máy được xây dựng hàng loạt giá chỉ còn 1300 EUR/1 kw, thấp hơn giá xây dựng nhà máy nhiệt điện có công suất tương tự sử dụng khí, dầu hoặc than.

Bên cạnh đó, nhà máy điện khí nóng mặt trời sẽ không có khí thải.

Đại diện Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết, theo các chỉ số về công nghệ và kinh tế, trong thời gian 20- 25 năm tới đây, các nhà máy điện khí nóng mặt trời theo công nghệ mới này có thể thay thế các nguồn năng lượng truyền thống.

Theo KH&ĐS