Chủ nhật, 05/05/2024 | 01:05 GMT+7

Sản xuất điện nhờ nhiệt năng ống nano

24/07/2013

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Công nghệ Massachusetts, Mỹ vừa công bố tích trữ thành công năng lượng bên trong các ống nano cácbon nhỏ mảnh bằng cách bổ sung thêm nhiên liệu theo dọc chiều dài của ống, năng lượng hóa học.

70ef82dd4_21_10a.jpgCác nhà nghiên cứu của trường Đại học Công nghệ Massachusetts, Mỹ vừa công bố tích trữ thành công năng lượng bên trong các ống nano cácbon nhỏ mảnh bằng cách bổ sung thêm nhiên liệu theo dọc chiều dài của ống, năng lượng hóa học. Sau đó, năng lượng này sẽ được biến thành điện bằng cách nung nóng một đầu của ống. Quy trình nhiệt năng này hoạt động như sau: nhiệt sẽ thiết lập nên một phản ứng chuỗi, sóng chuyển hóa sẽ di chuyển xuống các ống ở tốc độ 10m/giây.

Nhóm nghiên cứu cho biết, các ống nano cácbon tiếp tục mang lại những ứng dụng mới, các sóng nhiệt năng với vai trò là một khám phá đầu tiên sẽ mở ra một lĩnh vực mới đối với sản xuất điện và vật lý sóng kích hoạt.
 
Một ắc quy ion lithi đơn thuần có mật độ điện năng là 1kW/kg. Mặc dù nhóm nghiên cứu vẫn chưa thể nâng quy mô của các vật liệu ống nano của họ, nhưng họ đã thu được các xung phóng điện (discharge pulse) với mật độ điện tới 7kW/kg. Nhóm nghiên cứu cũng công bố các kết quả mới về các thí nghiệm khai thác các lỗ rỗ nano cácbon có đường kính chưa từng có: 1,7nm và dài 500 micron. Nhóm nghiên cứu cho biết, các lỗ xốp nano các bon cho phép làm kẹt và dò ra được các phân tử đơn và đếm từng phân tử một. Đây là quy trình được thực hiện lần đầu tiên và ở nhiệt độ phòng. Các phân tử đơn này có thể di chuyển qua các ống nano đồng loạt cùng lúc theo một quy trình được gọi là cộng hưởng liên kết. Đây là một quy trình chưa từng được quan sát trước đây đối với bất cứ một hệ vô cơ nào nhưng nó lại thể hiện cơ chế hoạt động cơ bản của các kênh ion sinh học.

Theo Newswise