-
Mới nghe tưởng như là điều phi lý, song đây lại là một trong số 61 đề án lọt vào chung khảo Ngày Sáng tạo Việt Nam 2010, với chủ đề "Biến đổi khí hậu" do Ngân hàng Thế giới tổ chức. Với ý tưởng sáng tạo này, tác giả muốn góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải khí thải nhà kính.
-
Theo tính toán của các chuyên gia trong nước thì hằng năm, tổng đàn gia súc, gia cầm Việt Nam sẽ thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn. Việc ứng dụng công nghệ khí sinh học tận dụng phân và nước thải từ các trại chăn nuôi không những giải quyết được vấn đề môi trường mà còn là nguồn cung cấp năng lượng lớn phục vụ chiếu sáng, đun nấu hay sưởi ấm.
-
Thông báo chính thức từ ban tổ chức Giải thưởng Năng lượng Toàn cầu 2009 - Energy Globe Adwards với dự án “Xây dựng mô hình lò nung gạch gốm liên tục bốn buồng sử dụng công nghệ khí hóa trấu” Việt Nam đã giành giải thưởng Năng lượng Toàn cầu 2009. Lễ trao giải được Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) tổ chức vào ngày 3 tháng 6 năm 2010 tại Rwanda. Năm 2006 một Giải thưởng Năng lượng Toàn cầu đã được trao cho dự án Khí Sinh Học (Biogas) của Việt Nam.
-
Theo kết quả khảo sát thực địa của bà Mona Arnold, Viện Nghiên cứu kỹ thuật VTT Phần Lan: hàng năm giao thông đường bộ Việt Nam xả ra 45 đến 50 nghìn tấn dầu thải; Đường sông là 8000 đến 8100 m3 dầu thải/năm; Đường sắt là 250 đến 300 tấn/ năm. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu tái sử dụng dầu thải đạt tỷ lệ 70 đến 90%. Nếu làm được điều này, lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường thu được sẽ là rất lớn.
-
Tận dụng nhiệt khí xả động cơ tàu thủy nhằm tiết kiệm nhiên liệu là đề tài khoa học mà GS. TS Lê Viết Lượng và các cộng sự (thuộc Khoa Đóng tàu, ĐH Hàng hải) đã dày công nghiên cứu từ năm 2008 đến nay. Hiện tại công trình đã thành công và được đưa vào ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam góp phần quan trọng vào việc giảm ô nhiễm môi trường, chi phí nhiên liệu và chi phí cho việc xử lý chất thải.
-
“Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020”. Cụ thể, Việt Nam tiến đến áp dụng SXSH rộng rãi tại các cơ sở công nghiệp. Trong giai đoạn từ nay đến 2015 mục tiêu 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH, 25% áp dụng SXSH với mức tiết kiệm từ 5 đến 8% mức tiêu thụ năng lượng, 70% các sở Công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất.
-
Về chiến lược đào tạo, TCT Giấy cũng đã cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn “Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành công nghiệp giấy” do Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương tổ chức nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ trong ngành.
-
Dự án BRESL với nỗ lực chung của Việt Nam và 5 nước châu Á gồm Trung Quốc, Indonesia, Pakistan, Bangladesh và Thái Lan hướng tới mục tiêu thông qua việc kết hợp đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác kỹ thuật nhằm giải quyết rào cản hạn chế các Chính phủ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất tham gia tích cực vào các chương trình dán nhãn, tạo một thị trường phát triển cho các sản phẩm và dịch vụ tiết kiệm năng lượng
-
Theo thống kê mới đây nhất của Thạc sỹ Nguyễn Minh Việt (Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo) trong khuôn khổ triễn lãm ENEREXPO Việt Nam 2010, hiện tại, thủy điện nhỏ và vừa chiếm khoảng 40% tổng công suất của hệ thống. Trên cả nước đã có khoảng 800 dự án thủy điện vừa và nhỏ được quy hoạch, trong số đó có trên 200 nhà máy đã và đang triển khai
-
heo tính toán của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật Phần Lan công bố tại Hội thảo Vietaudit 2, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà có thể đạt từ 30-35%. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện trạng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng ở Việt Nam hiện chưa tương xứng với tiềm năng và còn không ít rào cản.
-
Tại Việt Nam, vấn đề tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà thấp tầng chưa được chú ý như đúng mức. Khi thiết kế, các tòa nhà thấp tầng hay bỏ qua yếu tố, nắng, gió, ánh sáng tự nhiên, khiến các công trình chưa thực sự thân thiện với môi trường.
-
Trung tâm Vật liệu và Môi trường khắc nghiệt (Viện Cơ học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa hoàn thành nghiên cứu thiết bị chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT) phục vụ cho những vùng nuôi trồng thủy sản mà hiện nay chủ yếu dùng điện xoay chiều 220V, đòi hỏi dây dẫn điện khá dài, dễ mất an toàn.
-
Nhà hát Lớn (TPHCM) sẽ tham gia cùng với những địa điểm biểu tượng của các nước, trong đó có tòa nhà cao nhất thế giới, tắt đèn vào ngày 7/3, nhằm ủng hộ Giờ Trái Đất. Theo WWF (Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên) Việt Nam, chương trình Giờ trái đất đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của 17 tỉnh thành trên toàn quốc.
-
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm vào khoảng 7%, nhu cầu về điện của Việt Nam ngày một lớn. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày một cao, các nhà khoa học Việt Nam đang tính đến việc sử dụng nguồn năng lượng biển dồi dào cho điện lực.
-
Tiết kiệm năng lượng đã được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2006 và đến nay các bộ ngành và giới doanh nghiệp rất hưởng ứng. Nhiều chương trình, dự án đã được thúc đẩy, dù rằng hiệu quả cần phải được đánh giá một cách toàn diện hơn. TBKTSG Online đã trao đổi với ông Lương Văn Phan, Phó viện trưởng Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam về việc nâng cao hiệu suất năng lượng.
-
Nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam và các doanh nhân làm gương để cả nước làm được việc này thì mỗi năm nước ta sẽ tiết kiệm hơn 1 tỷ đôla tiền điện.
-
Vừa qua, nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng, ban hành và thực hiện chương trình mục tiêu lộ trình về dán nhãn tiết kiệm năng lượng (TKNL), Văn phòng TKNL đã tổ chức phát động Chương trình dán nhãn TKNL và công bố chương trình dán nhãn TKNL cho 4 sản phẩm: Bóng đèn huỳnh quang compact; quạt điện, ballast điện tử, bình đun nước nóng. Đồng thời, Văn phòng TKNL cũng đã tổ chức trao giải chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng cho Công ty Việt Nam Schneider.
-
Công ty Ariston Thermo Việt Nam, với thương hiệu máy nước nóng ARISTON là đơn vị tiên phong luôn tìm mọi cách giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng để góp một phần công sức trong chương trình tiết kiệm điện năng do Chính phủ ban hành.
-
Nhiều năm qua, công tác giảm tổn thất điện năng (TTĐN) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được triển khai rất quyết liệt và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các đơn vị đã thực hiện đầu tư củng cố lưới điện, rút ngắn bán kính cấp điện, nâng tiết diện dây, công suất máy biến áp để phù hợp với yêu cầu của tải và giảm TTĐN. Bên cạnh đó, các giải pháp trong quản lý vận hành, quản lý kinh doanh đã được thực hiện, góp phần vào kết quả giảm TTĐN chung của EVN.
-
Sau 6 tháng phát động rộng rãi trên phạm vi cả nước, ban tổ chức cuộc thi Thanh niên tham gia đề xuất các giải pháp và ý tưởng sáng tạo tiết kiệm năng lượng đã nhận được hơn 72 bài dự thi với những mô hình tiêu biểu có tính ứng dụng cao. Để tuyên dương các cá nhân tập thể có thành tích trong cuộc thi, Lễ tổng kết và trao giải đã được tổ chức sáng ngày 19 tháng 12 tại Nhà Văn hóa Học sinh Sinh viên Hà Nội.