Thứ tư, 06/11/2024 | 07:02 GMT+7

Sản xuất sạch hơn là khuynh hướng lớn toàn cầu

28/04/2010

“Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020”. Cụ thể, Việt Nam tiến đến áp dụng SXSH rộng rãi tại các cơ sở công nghiệp. Trong giai đoạn từ nay đến 2015 mục tiêu 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH, 25% áp dụng SXSH với mức tiết kiệm từ 5 đến 8% mức tiêu thụ năng lượng, 70% các sở Công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất.

Trước sự  gia tăng dân số mạnh mẽ, khoa học kỹ thuật phát triển, năng suất sản xuất công nghiệp tăng nhanh dẫn đến nguồn tài nguyên như nước, không khí, năng lượng… đang dần cạn kiệt. Dự kiến tổng năng lượng tiêu thụ trên toàn thế giới sẽ tăng 44% vào năm 2030. Vì vậy yêu cầu sản xuất sạch hơn (SXSH) trong các ngành công nghiệp đang là vấn đề toàn cầu. 

 

Tại Việt Nam, SXSH cũng đã được áp dụng cho một số ngành công nghiệp tuy nhiên đây vẫn còn là khái niệm khá mới và chưa thực sự phổ biến. Để giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với SXSH, hội thảo “Phổ biến kiến thức SXSH trong công nghiệp” do Trung tâm tiết kiệm năng lượng Hà Nội phối hợp cùng Hợp phần SXSH trong công nghiệp (CPI) tổ chức sáng nay, 28/4/2010 đã thu hút sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ cùng đại diện nhiều cơ quan thông tấn báo chí. 

 

caosuSV.jpg


Chỉ tính riêng tại Hà Nội, tiềm năng SXSH đã chiếm 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp,


Tại cuộc hội thảo, GS.TS Ngô Thị Nga (Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, Viện KH và CNMT, ĐH BK Hà Nội) cho biết, trước thực tế chi phí tài nguyên ngày càng cao, khách hàng và thị trường đang hướng tới những sản phẩm thân thiện và hiệu quả với môi trường, nếu doanh nghiệp không tiến tới SXSH sẽ tự đào thải mình. Thực hiện SXSH  doanh nghiệp có nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí thông qua giảm chi phí năng lượng, chi phí xử l‎ý chất thải, giảm ô nhiễm môi trường tạo môi trường làm việc an toàn, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và có nhiều cơ hội thị trường mới… 

 

Cũng theo bà Nga, tiềm năng áp dụng SXSH ở Việt Nam là rất lớn. Chỉ tính riêng tại Hà Nội, tiềm năng SXSH đã chiếm 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tập trung tại 5 lĩnh vực chính: kim-cơ khí, điện- điện tử, dệt-may-giầy, chế biến thực phẩm-đồ uống, công nghiệp vật liệu.  

 

Nhằm tận dụng triệt để tiềm năng SXSH trong các ngành công nghiệp đem lại lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường, ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, Thủ  tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “ Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020”. Cụ thể, Việt Nam tiến đến áp dụng SXSH rộng rãi tại các cơ sở công nghiệp. Trong giai đoạn từ nay đến 2015 mục tiêu 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH, 25% áp dụng SXSH với mức tiết kiệm từ 5 đến 8% mức tiêu thụ năng lượng, 70% các sở Công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất. 

 

Cũng tại hội thảo, đại diện các doanh nghiệp đã được hướng dẫn cách tiếp cận với phương thức SXSH, các cơ chế hỗ trợ tài chính phục vụ xây dựng cơ sở vật chất, thay thế trang thiết bị như Ngân hàng phát triển Việt Nam, các quỹ bảo vệ môi trường, các chương trình dự án… 

 

Theo bà  Nga, để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam phải luôn gắn liền với định hướng SXSH. Tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản cản trở sự phổ biến của SXSH như thiếu sự quan tâm, cam kết từ phía doanh nghiệp, đội ngũ chuyên gia chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu hệ thống quy định có tính pháp l‎ý khuyến khích tiết kiệm và đặc biệt là doanh nghiệp thiếu nguồn tài chính để đầu tư cho các công nghệ mới, sạch hơn. Trên thực tế, SXSH vẫn chỉ được coi như là một dự án chứ không phải là một chiến lược được thực hiện liên tục ở doanh nghiệp. 

 

Trần Liễu