Thứ tư, 06/11/2024 | 09:50 GMT+7

Tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà có thể đạt từ 30-35%

14/04/2010

heo tính toán của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật Phần Lan công bố tại Hội thảo Vietaudit 2, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà có thể đạt từ 30-35%. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện trạng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng ở Việt Nam hiện chưa tương xứng với tiềm năng và còn không ít rào cản.

Đi đôi với mức tăng trưởng kinh tế và đòi hỏi cuộc sống, số lượng các tòa nhà thương mại và phục vụ dân sinh cũng nhanh chóng gia tăng, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Theo tính toán của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật Phần Lan công bố tại Hội thảo Vietaudit 2, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà có thể đạt từ 30-35%. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện trạng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng ở Việt Nam hiện chưa tương xứng với tiềm năng và còn không ít rào cản.


Đi tìm nguyên nhân


Tại hội thảo tổng kết dự án Vietaudit 2 diễn ra ngày 16 tháng 3 năm 2010, Thạc Sỹ Nguyễn Công Thịnh (Vụ KHCN & MT, Bộ XD) cho biết:  Năm 2009, Bộ XD đã phối hợp với Trung tâm TKNL Hà Nội và Trung tâm TKNL TP HCM tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng, quản lý năng lượng tại số tòa nhà ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số địa phương. Kết quả cho thấy, cả 3 khối khảo sát là tòa nhà trụ sở cơ quan hành chính, trung âm thương mại, siêu thị và khách sạn thì lượng năng lượng tiêu hao nhiều nhất vẫn tập trung ở điều hòa không khí (chiếm từ 60-70%). Thiết bị chiếu sáng tiêu hao từ 10-25% còn lại là các thiết bị khác như thang máy, thiết bị văn phòng…


1_200978152223_1986288409_f82d496e8c_b.jpg

Toà nhà Diamond Plaza, thành phố Hồ Chí Minh Giải nhì “Toà nhà hiệu quả năng lượng lần thứ I năm 2007"

Việc sử dụng năng lượng như trên tại các tòa nhà rất không hợp lý, thậm chí gây thất thoát, lãng phí mà hiệu quả sử dụng thấp. Nguyên nhân có thể một phần do sự thiếu đồng bộ của hệ thống các văn bản chính sách về TKNL, bản thân các nhà thiết kế cũng chưa ý thức được lợi ích và sự cần thiết của TKNL. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa hơn cả vẫn là ý thức TKNL ở chính người sử dụng.


Chính phủ đã ban hành Nghị định 102 về việc triển khai sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển và sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm. Song trong quá trình tiếp nhận nhiều người vẫn chưa nhận thức hết lợi ích của TKNL hoặc chỉ mới thực hiện ở khía cạnh nào đó. Điều này dẫn đến việc không tận dụng triệt để năng lượng sẵn có như bình nước nóng năng lượng mặt trời, gió hay ánh sáng tự nhiên, …Hoặc sử dụng thiết bị không phù hợp, không bảo dưỡng thường xuyên hay chưa hình thành thói quen tắt thiết bị điện khi ra khỏi phòng…


Các rào cản


Có rất nhiều rào cản ảnh hưởng tới việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng như: chuyên gia, nhà thiết kế thiếu năng lực kỹ thuật và quản lý sử dụng năng lượng. Bản thân chủ sở hữu và người khai thác, sử dụng công trình cũng thiếu quan tâm đến TKNL, thiếu hiểu biết và trách nhiệm xã hội chưa cao. Trong số các sản phẩm TKNL xuất hiện trên thị trường hiện nay có không ít thiết bị  đem lại hiệu quả sử dụng chưa cao và chưa gây được niềm tin đối với người tiêu dùng.


news_s994.jpg


Khách sạn Majestic (Thành phố Hồ Chí Minh) đoạt giải nhất “Toà nhà hiệu quả năng lượng lần thứ II năm 2008" với loại hình toà nhà cải tạo lại


Để khắc phục những khó khăn và rào cản nêu trên, chương trình mục tiêu quốc gia  về sử dụng năng lượng kiệm và hiệu quả (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện nội dung “Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà”  bao gồm 2 đề án “Nâng cao năng lực và triển khai hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công tác thiết kế và xây dựng các công trình xây dựng cao tầng và thương mại” và đề án “ Xây dựng mô hình và đưa vào hoạt động có nề nếp công tác quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng”. Mục tiêu,  trong thời gian không xa, việc sử dụng năng lượng trong các tòa nhà ở Việt Nam sẽ giảm đáng kể đạt tới 30 -35 % như các nhà nghiên cứu Phần Lan đã nhận định.


Trần Liễu