Thứ bảy, 27/04/2024 | 08:18 GMT+7

Quân đội Mỹ phát triển mạng lưới điện thông minh siêu nhỏ bằng năng lượng mặt trời

29/06/2010

Quân đội Mỹ đang hiện thực hóa những cam kết về sử dụng năng lượng mặt trời và các loại nhiên liệu thay thế với 2 dự án thí điểm công nghệ mạng lưới điện thông minh siêu nhỏ. Những đường dây điện này có thể hoán đổi năng lượng với các mạng lưới điện mặt trời và các nguồn năng lượng khác để giảm chi phí, tăng cường công tác hậu cần và giảm thiểu các nguy hiểm cho binh lính có thể phát sinh từ việc vận chuyển nhiên liệu hóa thạch.

Quân đội Mỹ đang hiện thực hóa những cam kết về sử dụng năng lượng mặt trời và các loại nhiên liệu thay thế với 2 dự án thí điểm công nghệ mạng lưới điện thông minh siêu nhỏ.

Những đường dây điện này có thể hoán đổi năng lượng với các mạng lưới điện mặt trời và các nguồn năng lượng khác để giảm chi phí, tăng cường công tác hậu cần và giảm thiểu các nguy hiểm cho binh lính có thể phát sinh từ việc vận chuyển nhiên liệu hóa thạch. Là một phần trong kế hoạch của quân đội nhằm đưa khu vực dân cư đến với các nguồn năng lượng an toàn và bền vững hơn, những dự án này được thực hiện nhằm chứng minh hiệu quả của mạng lưới điện siêu nhỏ trong các khu dân cư rộng lớn cũng như các khu quân sự. Các khu kinh tế, các khu công nghiệp và các cơ sở giáo dục sẽ là địa điểm thử nghiệm chính.

solar_energy_h.jpg

Một trong hai dự án mạng lưới điện siêu nhỏ đang được triển khai tại khu căn cứ lính thủy đánh bộ lớn nhất thế giới, căn cứ Twentynine Palms ở California, dự án còn lại sẽ được triển khai ở căn cứ không quân Wheeler trên đảo Hawaii bắt đầu từ tháng 9. Tại căn cứ Wheeler, quân đội đang hy vọng có thể cắt giảm 60% mức tiêu thụ nhiên liệu và cắt giảm một số máy phát điện không cần thiết.

Quân đội Mỹ và năng lượng bền vững

Bộ Quốc phòng Mỹ đang áp dụng năng lượng bền vững trong tất cả các binh chủng, bao gồm pin nhiên liệu từ vi khuẩn, năng lượng mặt trời xách tay cho lính thủy đánh bộ và các máy bay chiến đấu, nhiên liệu sinh học cho Không quân và Hải quân, với một số lượng ngày càng lớn các mạng lưới điện mặt trời trong các căn cứ quân sự như Trân Châu Cảng.

20090217-army-solar-panel.jpg

Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng cũng là một vấn đề được quan tâm trong các dự án này, bao gồm lớp vỏ chống hàu không độc hại cho thân tàu, quá trình khử muối thế hệ mới và các phương tiện chạy bằng điện diesel. Công nghệ mạng lưới điện siêu nhỏ là một bước chuyển giao cho phép năng lượng bền vững bổ sung cho nhiên liệu hóa thạch truyền thống một cách nhuần nhuyễn, và cũng là cách xây dựng một tương lai chỉ có các nguồn năng lượng tái chế và loại bỏ hoàn toàn năng lượng hóa thạch.

Các mạng lưới siêu nhỏ tại các căn cứ quân sự của Mỹ

Tại căn cứ Wheeler, mạng lưới điện thiết kể bởi Honeywell Aerospace sẽ có khả năng phân phối điện từ năng lượng mặt trời và các nguồn khác, và cung cấp năng lượng xách tay cho phép binh lính trên chiến trường và các địa điểm hẻo lánh có thể hoạt động mà cần ít trang bị tiếp viện hơn là dùng nhiên liệu hóa thạch.

Mạng lưới cũng được thiết kế để tận dụng tối đa hiệu suất của các máy phát điện và đảm bảo điện được cung cấp nhanh chóng trong các tình huống khẩn cấp. Tương tự với dự án thí điểm của General Electric đang được tiến hành ở căn cứ Twentynine Palms. Cả hai dự án đều được trông đợi sẽ giảm chi phí cung cấp điện nhờ giảm sự lệ thuộc vào các mạng lưới điện bên ngoài.

Quân đội Mỹ và an ninh năng lượng

Tại một số khu vực dân sự, an ninh năng lượng đối với người Mỹ là đào được nhiều dầu hơn từ lòng đất và các khu vực ven biển, và mua ít dầu hơn từ nước ngoài.

Tuy nhiên, quân đội Mỹ không nhìn nhận như vậy. Bộ Quốc phòng đã có cách nhìn nhận thấu đáo và sáng suốt hơn về việc xóa bỏ sự phụ thuộc vào tất các các loại nhiên liệu hóa thạch, do những nguy hại mà chúng gây ra cho môi trường và sức khỏe cộng đồng, nguy cơ gây ra sự bất ổn chính trị toàn cầu liên quan đến sự thay đổi khí hậu, điểm nóng của các hoạt động quân sự, chi phí, và trên hết là sự ảnh hưởng đến an toàn của binh lính và công tác hậu cần trên chiến trường.

Khu vực dân cư đã thất bại trong hành động, do đó quân đội đã đưa ra một chính sách hành động cứng rắn, không đơn giản chỉ là đảm bảo các quy định thông thường về môi trường, mà còn sử dụng mọi quyền hạn trong hiến pháp của mình để đưa đất nước tiến tới những phương pháp khai thác năng lượng an toàn hơn, lành mạnh hơn. Nhưng thật là mìa mai khi những nhà chính trị và các học giả, những người luôn tuyên bố sẽ ủng hộ cho binh lính, lại luôn tìm cách ngăn chặn mục đích này của quân đội bằng mọi giá.

Minh Đức (theo cleantechnica.com)