Thứ bảy, 27/04/2024 | 03:44 GMT+7

Đẩy mạnh công nghiệp hóa từ “Công trình xanh”

11/11/2013

Sự chuyển hướng phát triển của ngành bất động sản mang lại cơ hội tốt cho ứng dụng sản phẩm kỹ thuật có liên quan tới “công trình xanh”, tiết kiệm năng lượng (TKNL).

Sự chuyển hướng phát triển của ngành bất động sản mang lại cơ hội tốt cho ứng dụng sản phẩm kỹ thuật có liên quan tới “công trình xanh”, tiết kiệm năng lượng (TKNL). Do vậy, mấy năm gần đây, nhà ở thuộc các thành phố loại I, II của Trung Quốc bắt đầu phát triển theo hướng nâng cao chất lượng kỹ thuật, TKNL và giữ nhiệt.

e6cdb089b_dsc_8410_58192.jpg

Trong đó có việc ứng dụng thành thạo các sản phẩm thiết bị “xanh” như thái dương năng, đèn Led, hệ thống máy sử dụng địa nhiệt…

Với phương châm: Xây dựng “công trình xanh” một cách đích thực là phải kết hợp với công nghiệp hóa, các kiến trúc sư Trung Quốc kết hợp nghiên cứu công trình xanh và nhà thụ động với cấu kiện đúc sẵn, sử dụng phương thức công nghiệp hóa để xây dựng “công trình xanh”, ứng dụng “kỹ thuật xanh”, “kỹ thuật thụ động” cho các cấu kiện đúc sẵn.

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng và phổ cập các loại kỹ thuật mới, vật liệu mới, sản phẩm mới trong lĩnh vực tiết kiệm điện năng công trình, Trung Quốc đặt ra giải pháp hàng năm chọn ra các sản phẩm, kỹ thuật và công nghệ TKNL phù hợp với “công trình xanh”, “công trình carbon thấp”, từ đó đẩy mạnh ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng “xanh” tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Xây dựng các “công trình xanh”, carbon thấp và sáng tạo ra kỹ thuật ứng dụng mới với lượng CO2 thấp và tiết kiệm năng lượng trong ngành xây dựng là những hoạt động mà Hiệp hội Tiêu chuẩn hóa công trình xây dựng Trung Quốc đang hướng tới. Đây cũng là yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc trước tình hình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên cả nước, mật độ xây dựng tăng nhanh và nguồn năng lượng đang ngày càng suy giảm.

Đặc biệt, việc sử dụng kính phòng cháy là vấn đề được các nhà xây dựng Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Trong vụ hỏa hoạn ở Khách sạn Royal Thẩm Dương, khu B sử dụng kính phổ thông đã hoàn toàn bị thiêu rụi, trong khi khu A sử dụng cửa kính phòng cháy lại rất an toàn, hơn nữa khi đám cháy lan từ khu B sang khu A, kính phòng cháy đã ngăn cho đám cháy không lan rộng. Theo các chuyên gia Trung Quốc, nguyên nhân là cửa ra vào và cửa sổ được lắp kính chống cháy đã ngăn chặn tốc độ lây lan của đám cháy. Chất lượng của cửa chống cháy có tốt hay không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phòng cháy của các công trình kiến trúc.


Hiện nay, cửa chống cháy phân làm 2 loại: cửa chống cháy cách nhiệt và cửa chống cháy không cách nhiệt. Khi xảy ra hỏa hoạn, kính chống cháy có tác dụng ngăn khói và khống chế sự lây lan của ngọn lửa. Vì thế, việc sử dụng cửa kính chống lửa kết hợp với sử dụng vật liệu giữ nhiệt ngoài tường là lựa chọn sáng suốt vừa đảm bảo tính kinh tế, vừa đảm bảo tính hiệu quả trong việc ngăn chặn hỏa hoạn lan rộng, giảm tổn thất do hỏa hoạn gây ra.

Tất nhiên, việc này có liên quan đến ngành vật liệu giữ nhiệt. Mấy năm gần đây, việc đẩy mạnh xây dựng các công trình TKNL, các loại vật liệu giữ nhiệt đang dần chiếm ưu thế. Các vật liệu này cùng lúc tồn tại ưu và nhược điểm. Tiêu hao năng lượng thấp nhất thuộc về vật liệu cách nhiệt EPS, cao nhất là phenolic và XPS. Do tính dẫn nhiệt của PU (Polyurethane) thấp nên lượng sử dụng tăng lên một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, vật liệu PU lại dễ quăn mép, biến dạng, đinh tán nhô ra. Trong các công trình thực tế, XPS tuy được ứng dụng rộng rãi nhưng chất lượng không đồng đều. Vì vậy, khi đặt ra tiêu chuẩn về sử dụng vật liệu giữ nhiệt, các nhà khoa học không chỉ tham khảo tiêu chuẩn của châu Âu mà còn tiến hành một loạt các thực nghiệm đi kèm, làm rõ hơn nữa các chỉ tiêu của vật liệu giữ nhiệt như độ co giãn, tính ổn định kích cỡ.

Theo Báo Công Thương