Thứ bảy, 27/04/2024 | 01:51 GMT+7

Sáng kiến đối phó khủng hoảng năng lượng

06/06/2011

Một mục tiêu khác của dự án là sẽ được tăng cường khung pháp lý và thể chế, phát triển các cơ chế thực thi và giám sát, tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực thiết bị và thiết bị điện dân dụng, đồng thời phát động chiến dịch tiếp cận cộng đồng để phổ biến sử dụng năng lượng hiệu quả ở Nigeria, ông Lekoetje cho biết thêm, đồng thời chỉ rõ các mục tiêu được thiết kế nhằm giúp nâng cao năng lực của tất cả các bên liên quan ở cấp quốc gia.

Một kế hoạch kéo dài bốn năm nhằm nhân rộng các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả trong các lĩnh vực công cộng và tư nhân ở Nigeria đang được đề xuất để giải quyết tình trạng cung cấp năng lượng tồi tệ của quốc gia này.


Phần lớn trong số 140 triệu người tiếp tục than vãn dưới gánh nặng của sự cố mất điện thường xuyên, do tình trạng phát điện khong ổn định và không đủ, buộc các doanh nghiệp và các gia đình phải dựa vào các máy phát điện như một nguồn cung cấp chính hoặc dựa vào nguồn điện dự trữ.

 

Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ Tổ chức Môi trường Toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), cùng với Bộ Liên bang về Môi trường và ỦY ban Năng lượng Nigeria, sẽ thông qua dự án, cố gắng giảm nhu cầu về năng lượng, điện cũng như phát thải khí nhà kính (GHG), trong khi cho phép nhiều công dân hơn tiếp cận với nguồn điện  tiết kiệm được.


economic.jpg

 

Ý tưởng này  là ở chỗ, xây dựng văn hóa sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu nhu cầu xây dựng nhiều hơn các nhà máy nhiệt điện, và tiền tiết kiệm có thể được chuyển vào các lĩnh vực có nhu cầu hơn như y tế, giáo dục.

 

Một hội thảo khởi động để chính thức bắt đầu thực hiện dự án với chủ đề “Thúc đẩy hiệu quả năng lượng đối với các khu dân cư và nơi công cộng ở Nigeria”, được tổ chức vào thứ Năm, ngày 12/5 tại Abuja.

 

Dự án là kết quả của một chương trình của UNDP do GEF tài trợ, theo đó các cơ quan Liên Hiệp Quốc thiết kế một dự án để khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả trong khu vực công cũng như gia đình.

 

Theo Giám đốc Quốc gia UNDP, Ade Mamonyane Lekoetje, dự án nhằm làm rõ và khắc phục các rào cản kỹ thuật, tài chính, thể chế và pháp lý cho việc nhân rộng các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng trên toàn quốc.

 

Theo ông Lekoetje, dự án sẽ tập trung nâng cao hiệu suất năng lượng của một loạt các thiết bị tiêu thụ điện cuối cùng (như thiết bị làm lạnh, điều hòa không khí, thiết bị chiếu sáng, động cơ điện và quạt) được sử dụng trong nhà ở và các khu công cộng (như trường học, khách sạn, văn phòng), thông qua giới thiệu các chính sách và các biện pháp thích hợp về hiệu quả năng lượng cùng với các chương trình quản lý dựa trên nhu cầu.

 

Một mục tiêu khác của dự án là sẽ được tăng cường khung pháp lý và thể chế, phát triển các cơ chế thực thi và giám sát,  tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực thiết bị và thiết bị điện dân dụng, đồng thời phát động chiến dịch tiếp cận cộng đồng để  phổ biến sử dụng năng lượng hiệu quả ở Nigeria, ông Lekoetje cho biết thêm, đồng thời chỉ rõ các mục tiêu được thiết kế nhằm giúp nâng cao năng lực của tất cả các bên liên quan ở cấp quốc gia.

 

Dự án gồm bốn hợp phần, Khung Pháp lý và Chính sách Hợp lý, thành lập Trung tâm Kiểm tra Thiết bị và Tăng cường Năng lực Thực thi, Đào tạo Phát triển Năng lực và Nâng cao Nhận thức, Dự án Trình diễn Thí điểm  Lắp Đèn Huỳnh quang Compact (CFLs).

 

Trong khi hợp phần đầu tiên sẽ giúp Chính phủ Nigeria xây dựng chính sách và văn bản pháp lý về  năng lượng hiệu quả toàn diện, hợp phần thứ hai sẽ tạo điều kiện thành lập một trung tâm kiểm nghiệm độc lập và được quốc tế công nhận nhằm kiểm tra hiệu quả năng lượng  của các thiết bị sử dụng cuối cùng.

 

Tương tự, hợp phần thứ ba được thiết kế nhằm nâng cao năng lực các bên liên quan thuộc lĩnh vực công và từ nhân thông qua đào tạo các cán bộ chuyên môn tương ứng, và thông qua cả tiếp cận cộng đồng.

 

Phần thứ tư, một triệu bóng đèn CFL sẽ được phân phối miễn phí cho các khu nhà ở và công cộng, nằm trong chương trình hợp tác với Chính phủ Cuba. Dự án thí điểm sẽ lượng hóa các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của việc thay thế bóng đèn sợi đốt cũ bằng bóng đèn CFL. Các cơ hội tận dụng tài chính carbon để mở rộng quy mô sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng sẽ được đánh giá.

 

Thực tế, Công ty Quản lý Năng lượng (PHCN) chủ yếu hoạt động kém hiệu quả đang đối mặt với các thách thức to lớn để theo kịp nhu cầu về điện. Chính phủ Nigeria đã đặt mục tiêu tăng cường phát điện lên tới 10.000 MW vào năm 2012, trong khi tổng nhu cầu hiện tại đã cao hơn nhiều con số 10,000 MW. Thành thử, nhiều trạm phát điện bằng khí đốt đã được đưa vào hoạt động để tăng cường sản lượng điện.

 

Thời gian qua, Chính phủ tập trung quá nhiều vào việc cải thiện nguồn cung điện bằng việc sản xuất điện thông qua sử dụng các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí đốt, nguồn năng lượng không tái tạo, đồng thời cũng phát thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính (GHG).

 

Đối với Nigeria, quốc gia sở hữu một trong những mỏ khí đốt lớn nhất thế giới và có số dân lớn, các  nhà quan sát tin rằng nhu cầu cao về điện sẽ buộc chính phủ đầu tư và đưa vào  hoạt động nhiều hơn nữa các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí đốt để đáp ứng nhu cầu.

 

“Việc sản xuất và cung cấp điện nghèo nàn sẽ ngày càng trầm trọng, do tổn thất truyền tải cao, bởi hệ thống phân phối không hiệu quả. Tại Nigeria, nơi các công ty cung ứng không có đủ năng lượng để đáp ứng đồng thời nhu cầu của cả khu vực công và tư nhân, việc cung cấp điện phải được thực hiện luân phiên” ông Lekoetje nói.


Song Lê (theo Daily Independent)