Thứ bảy, 20/04/2024 | 18:17 GMT+7

Ngành Dệt May nhân rộng mô hình tiết kiệm điện năng

22/11/2011

Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã có các giải pháp quyết liệt thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong thời gian qua

Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã có các giải pháp quyết liệt thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong thời gian qua. Sau những mô hình thí điểm tiết kiệm điện (TKĐ) được đánh giá có hiệu quả, Vinatex đang chuẩn bị nhân rộng các mô hình này trong các doanh nghiệp của Tập đoàn.

Bản tin Tiết kiệm năng lượng đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trung Hải - Phó Tổng giám đốc Vinatex, quanh vấn đề này.


Thưa ông, thời gian qua, ngành Dệt may (mà cụ thể là Vinatex) đã triển khai công tác TKNL đến các doanh nghiệp như thế nào?

7b124f70c_may_2.jpgTrước hết, chúng tôi ý thức rất rõ rằng, với sự tăng trưởng khá nhanh của nền kinh tế trong thời gian qua đã kéo theo nhu cầu về điện tăng nhanh, sản lượng điện không đủ cung cấp cho nhu cầu phát triển, trong khi các nhà máy điện không được xây dựng kịp, nên liên tiếp trong các năm gần đây việc cắt giảm lượng điện tiêu thụ trong mọi lĩnh vực là bắt buộc.

Đồng thời, Chính phủ cũng đã chỉ đạo các ngành, các địa phương chủ động tìm mọi biện pháp khắc phục tình trạng thiếu điện trong mọi lĩnh vực, coi đây là bước quan trọng để triển khai Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Thực hiện chủ trương của Chính Phủ, Vinatex đã ban hành quyết định số 40/QĐ-TĐDMVN ngày 09/5/2011 về việc thành lập Ban triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, với các Tiểu ban tại khu vực vực phía Bắc và phía Nam.

 Dệt may là ngành được đánh giá còn nhiều tiềm năng TKNL, vậy làm sao để khai thác và quản lý được tiềm năng này?

Ông Lê Trung Hải:năng, như là một yếu tố tăng sức cạnh tranh và các doanh nghiệp phải trả rất nhiều tiền điện. Các doanh nghiệp đã thay đổi máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại cho năng suất cao, tiết kiệm diện tích sử dụng mặt bằng và phần lớn các thiết bị này có sử dụng các bộ biến tần tiết kiệm điện năng. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi năng lượng đốt, chuyển từ đốt dầu sang các loại chất đốt có sẵn và giá rẻ như trấu, than…

Đáng lưu ý, ngành Dệt may do đặc thù nhà xưởng rộng nên sử dụng hệ thống chiếu sáng cần rất nhiều bóng đèn. Một xí nghiệp may dùng bình quân 1.000-2.000 bóng, do vậy tiền điện phải trả bình quân các xí nghiệp rất lớn. Ngành Dệt may có hàng ngàn xí nghiệp, vì vậy lượng bóng đèn chiếu sáng cần tới hàng triệu bóng. Đây là những chi phí khi tính vào giá thành sẽ khiến giá thành tăng cao, sản phẩm khó cạnh tranh. Trong khi nguồn điện thiếu và giá điện tăng, việc ứng dụng các biện pháp TKĐ là rất cần thiết. Chúng tôi đã triển khai nghiên cứu các mô hình TKĐ, từ việc bố trí hệ thống ánh sáng phù hợp, thay các bóng đèn và các thiết bị sử dụng điện siêu tiết kiệm, xây dựng các thói quen cho công nhân trong việc sử dụng điện hợp lý như tắt đèn ở khu vực không cần thiết, hiệu chỉnh nhiệt độ lạnh phù hợp… Mục tiêu của chúng tôi là nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng điện của hệ thống chiếu sáng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; giảm thiểu lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính, từ đó góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, Tiểu ban Chương trình TKNL của Vinatex cũng đang triển khai nghiên cứu các đề tài ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật khác vào sản xuất để TKNL và SXSH. Đó là các chương trình ứng dụng sử dụng đèn LED trong chiếu sáng công nghiệp, ứng dụng pin mặt trời vào một số hoạt động của các doanh nghiệp, ứng dụng các bộ biến tần để TKĐ trong các thiết bị ngành Dệt may chưa có điều kiện hiện đại hóa…

Vậy Vinatex đã chọn các giải pháp cụ thể nào để hoàn thành mục tiêu này, thưa ông?

 Lần này triển khai chương trình TKNL chúng tôi không kêu gọi làm ngay trên diện rộng và tràn lan như nhiều phong trào trước đây mà đi vào những mô hình cụ thể. Qua đó có tổng kết đánh giá hiệu quả mang lại, xác định mô-đun đầu tư hợp lý, từ đó nhân rộng ra cho các đơn vị thực hiện.

b22d14a80_may_1.jpg

Chẳng hạn, đối với hệ thống chiếu sáng, chúng tôi đã thí điểm xây dựng hai mô hình sử dụng đèn T5 tiết kiệm điện năng ở Tổng công ty May Việt Tiến và Công ty CP Dệt May Nha Trang. Ở Việt Tiến, với sự tham gia của Ban Kỹ thuật đầu tư Tập đoàn, Phòng Cơ điện Công ty Việt Tiến đã phối hợp với Công ty Bóng đèn Điện Quang lắp đặt thử nghiệm bóng đèn tiết kiệm T5 có chóa phản quang hiệu suất cao. Kết quả cho thấy, chất lượng chiếu sáng đã tốt hơn, có thể giảm được khoảng 5-10% số bóng đèn so với T10 mà vẫn đảm bảo độ sáng. Các hiệu ứng khi sử dụng đèn TKĐ là dùng T5 sáng hơn, trong khi tuổi thọ bóng đèn kéo dài hơn, tiết kiệm chi phí dây dẫn, lượng điện tiêu thụ giảm 30-35%.

Quá trình phân tích cho thấy, ngoài lợi ích về TKĐ thì còn nhiều lợi ích khác nữa trong thực tế như công suất của toàn bộ hệ thống giảm, công suất chịu tải của hệ thống truyền dẫn điện giảm, không khí trong xưởng mát mẻ, người công nhân thấy dễ chịu hơn.

Khi công suất toàn hệ thống giảm sẽ giúp giảm công suất máy biến áp cần thiết hoặc có thể giúp tiết kiệm số công suất đó chuyển sang một số thiết bị khác, vì công suất tiêu thụ của bộ đèn T5 giảm 30% so với bộ đèn T10, dẫn đến công suất chịu tải của hệ thống truyền dẫn điện cũng sẽ giảm theo. Đó là chưa kể, với dự kiến tuổi thọ của đèn T5 là 10.000 giờ thì thời gian hoàn vốn đầu tư hơn 9 tháng đối với lắp đặt mới và khoảng 15 tháng đối với cải tạo, giúp doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao hơn.

Đối với một số doanh nghiệp của ngành có trong danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trong điểm và phải chịu những qui định trong Quyết định 1294 của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Vinatex đã chỉ đạo như thế nào?

Quyết định 1294/QĐ-TTg của Thủ tướng ký ngày 1/8/2011 ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2011, khi mà chúng tôi đã triển khai chương trình thí điểm của mình trước đó khá lâu. Đến nay đã có những kết quả từ các mô hình thí điểm. Và tới đây, chúng tôi sẽ cho nhân rộng các mô hình này tại các doanh nghiệp có tên trong danh sách và cả các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên doanh, liên kết, vì thực chất đây là những giải pháp thiết thực giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh. Có quyết định thì quyết tâm làm nhanh hơn, quyết liệt hơn.

Khi các doanh nghiệp của ngành chuyển đổi qua sử dụng các thiết bị TKĐ, theo ông, doanh nghiệp gặp những khó khăn gì và biện pháp nào để khắc phục?

 Quan trọng hiện nay chính là vốn đầu tư. Do tình hình kinh tế khó khăn nên các doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống có sẵn, giờ phải thay đổi hệ thống mới, dù đã có những bộ đèn T5 chuyển đổi nhằm phù hợp với hệ thống đèn T8 và T10 có sẵn, nhưng không phải ai cũng muốn theo ngay. Tâm lý ngại và tiếc này cần được khắc phục. Còn với hệ thống nhà xưởng mới thì đơn giản hơn, đương nhiên là có thể sử dụng ngay hệ thống chiếu sáng TKĐ là hợp lý nhất.

Chúng tôi cũng đang nghiên cứu cách thức góp vốn xã hội hóa nhằm kêu gọi các công ty có điều kiện đầu tư các thiết bị TKĐ và chia sẻ lợi nhuận với các doanh nghiệp dệt may trên số tiền tiết kiệm được. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ kiến nghị Chính phủ có những chính sách hỗ trợ kinh phí trong công tác nghiên cứu sản xuất thiết bị TKĐ, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật của thế giới về TKNL vào sản xuất kinh doanh để các doanh nghiệp trong nước có thể triển khai mang lại hiệu quả tốt.

Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi này.


Minh Hạnh