Thứ bảy, 18/05/2024 | 12:59 GMT+7

Cây nhân tạo có khả năng thu năng lượng từ sự rung động

21/03/2016

Công nghệ này do một nhóm nghiên cứu đến từ trường đại học Ohio State phát minh ra.

Lấy cảm hứng từ thiên nhiên, một nhóm nghiên cứu đến từ trường đại học Ohio State đã phát minh ra cây nhân tạo có khả năng thu năng lượng từ những chuyển động xung quanh. 

Trong những năm gần đây, chúng ta đã phát minh ra nhiều công nghệ rất đáng kinh ngạc được lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Và đây là một trong những công nghệ mà tôi rất tự hào khi được giới thiệu với các bạn, để biết đâu đấy, các bạn có thể tài trợ để sản xuất công nghệ này hàng loạt. 

Công nghệ này do một nhóm nghiên cứu đến từ trường đại học Ohio State phát minh ra. Về cơ bản, đây là một loại cây nhân tạo không có lá, được lấy cảm hứng từ thiên nhiên và có khả năng tạo ra năng lượng từ những chuyển động xung quanh. Cấu trúc dạng cây rất phù hợp với đặc tính của công nghệ này. Nếu được làm từ những vật liệu điện cơ, nó này có thể biến mọi chuyển động thành điên năng, từ chuyển động của gió, chuyển động trong bước chân người đi trên cầu hay thậm chí cả động đất.

Theo nhóm nghiên cứu, mọi tòa nhà đều khẽ rung động khí gió thổi qua cũng như mọi cây cầu đều rung động khi xechạy qua. Như vậy, năng lượng động lực học đã bị mất đi một cách lãng phí và các nhà nghiên cứu thuộc đại học Ohio State quyết định phải nghiên cứu để chấm dứt sự lãng phí này. 

Từ đó, họ phát minh ra công nghệ sản xuất năng lượng từ sự rung động lần đầu tiên trên thế giới và đã tiến hành hàng loạt các mô hình mô phỏng để chứng minh tính khả thi của công nghệ này. Những nguyên mẫu đầu tiên của công nghệ này đã sản xuất ra được 2 vol điện. 

Các nhà nghiên cứu nói rằng loại cây nhân tạo này không được dùng để sản xuất năng lượng ở quy mô lớn. Thực tế là loại cây nhân tạo này nên được sử dụng ở các cây cầu hay bên cạnh các tòa nhà để cung cấp điện năng cho bộ cảm biến. 

Bước tiếp theo mà nhóm các nhà nghiên cứu đến từ đại học Ohio State cần thực hiện là mở rộng quy mô của công nghệ này và nghiên cứu để công nghệ này có thể sản xuất ra được lượng điện năng lớn hơn. Dựa trên những kết quả ban đầu đạt được, các nhà nghiên cứu tin rằng một ngày nào đó công nghệ này sẽ là nguồn cung cấp năng lượng đáng tin cậy. 

Ngọc Diệp (Theo The Green Optimistics)