Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:19 GMT+7

Công nghệ mới phát triển tế bào quang điện 4G

12/08/2013

Giáo sư Ravi Silva (viện công nghệ tiên tiến, trường đại học Surrey” vừa phát hiện ra những sự kết hợp giữa các chất liệu hữu cơ và vô cơ để làm cơ sở cho sự phát triển thế hệ thứ 4 của công nghệ quang điện

ed008c612_2104642063718413830.gifGiáo sư Ravi Silva (Viện công nghệ tiên tiến, trường đại học Surrey) vừa phát hiện ra những sự kết hợp giữa các chất liệu hữu cơ và vô cơ để làm cơ sở cho sự phát triển thế hệ thứ 4 của công nghệ quang điện, mở ra cánh cửa đến với một thế hệ quang điện có tính hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí trên diện rộng.

Tế bào quang năng mới 4G được Giáo sư Silva tìm ra vừa có chi phí thấp vừa có tính linh động cao nhờ vào sự kết hợp giữa các phim polime (vật liệu hữu cơ) với cấu trúc nano mới có tính ổn định lâu dài (vật liệu vô cơ). Công nghệ “vô cơ trong hữu cơ” này đã thúc đẩy sản xuất điện từ năng lượng mặt trời với hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng các tế bào quang năng 3G hiện tại mà chi phí không hề tăng thêm.

Cùng với các viện nghiên cứu khác, trường đại học Surrey là một phần trong chương trình European Union FP7 SMARTONICS – một dự án có tổng kinh phí lên tới 11.6 triệu € được thực hiện bởi trường đại học Aristotle của Thessaloniki. Dự án này hiện đang tiến hành phát triển các máy móc thông minh, các công cụ và phương pháp để sản xuất tế bào quang điện 4G, sử dụng công nghệ in ấn roll-in-roll để đạt được hiệu quả cao và tiế tkiệm chi phí sản xuất.

Giáo sư Silva đã phác thảo công nghệ 4G mới này tại hội nghị quốc tế về khoa học và công nghệ nano lần thứ 10 được tổ chức vào tháng 7. Giáo sư phát biểu: “Những vật liệu thế hê mới dành cho tế bào quang học được thiết kế trên công nghệ quy mô nano.

Chúng được thiết kế để tối ưu hóa bức xạ ánh sáng mặt trời và nhờ đó mà có thể sản xuất điện một cách hiệu quả.”

Phát biểu tại hội nghị, giáo sư cũng đã chỉ ra quá trình cần thiết để ngành công nghiệp quang điện có thể giảm thiểu chi phí sản xuất điện từ quang năng. Ở nhiều nơi trên thế giới, điện quang năng và lưới điện thường đang cạnh tranh về mặt giá cả nhưng do điện quang năng không sử dụng nhiều cơ sở hạ tầng nên nó có thể được dùng ở những nơi mà điện thường không thể lắp đặt.

Chủ trì hộ nghị, giáo sư Sterhios Logothetidis gửi lời cảm ơn tới giáo sư Silva vì đã đem đến một ý tưởng mới mẻ về tế bào quan gđiện 4G thế hệ mới, ông nói: “Chúng tôi tin rằng những tế bào quang năng 4G này sẽ trở thành công nghệ cho các nguồn năng lượng quang điện tương lai”. 

Thanh Thảo (Theo phys.org)