Thứ sáu, 03/05/2024 | 10:05 GMT+7

Tiết kiệm năng lượng trong giao thông vận tải

21/07/2011

Sáng 20/7, Sở Giao thông Vận tải TP HCM phối hợp với Sở KH-CN tổ chức hội thảo “Tiết kiệm năng lượng trong giao thông vận tải”. Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, trong bối cảnh các nguồn năng lượng tự nhiên đang ngày càng khan hiếm, TKNL trong GTVT là rất quan trọng.

Theo thống kê, ngành giao thông vận tải hiện chiếm khoảng 20% năng lượng tiêu thụ, đứng thứ hai sau ngành công nghiệp. Tỉ lệ nhiên liệu dùng trong giao thông/tổng tiêu thụ là hơn 13%, ở hạng 87 thế giới. Riêng tại TP.HCM, theo tổng cục Hải quan, lượng xăng dầu tiêu thụ năm 2009 cao hơn 2008 là 8%, năm 2010 cao hơn 2009 là 23% với hơn 5 triệu xe gắn máy và 500.000 ô tô, năng lượng tiêu thụ cho giao thông vận tải chiếm gần 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng.

Sáng 20/7, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM phối hợp với Sở KH-CN tổ chức hội thảo “Tiết kiệm năng lượng trong giao thông vận tải”. Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, trong bối cảnh các nguồn năng lượng tự nhiên đang ngày càng khan hiếm, tiết kiệm năng lượng trong giao thông vận tải là rất quan trọng.

ab5210cf4_gtvt.jpg

TP HCM cần có những chương trình mạnh mẽ hơn trong khuyến khích các tổ chức, cá nhân hướng đến sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường; tăng cường nghiên cứu, chế tạo các thiết bị phương tiện vận tải tiết kiệm nhiên liệu và hoàn thiện hệ thống các phương thiện công cộng, hạn chế các phương tiện cá nhân.

Dự kiến, ngày 16/8 sắp tới, TP HCM sẽ đưa vào sử dụng chuyến xe buýt số 1 lộ trình từ chợ Bến Thành đến bến xe Chợ Lớn sử dụng khí nén với 21 xe. Đến đầu năm 2012, toàn bộ xe buýt của thành phố sẽ được gắn thiết bị giám sát hành trình trên xe.

Ông Lê Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở GTVT TP HCM cho biết, trước hết phải xác định những doanh nghiệp trọng điểm về tiêu thụ năng lượng để quản lý. Hiện Sở cũng đang tiến hành quản lý hệ thống vận tải hành khách công cộng. Quan trọng nhất là tăng cường công tác tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, trong khả năng có thể hãy sử dụng các phương tiện công cộng để đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia và tiết kiệm cho chính mình.

Tại hội thảo ông Huỳnh Kim Tước, giám đốc trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM cho biết: toàn bộ nguồn thu từ nông nghiệp của Việt Nam hiện nay chỉ đủ chi cho việc tiêu thụ năng lượng cả nước! Theo ông Tước, tiết kiệm năng lượng trong giao thông vận tải ở nhiều nước được thực hiện triệt để không chỉ bằng việc chuyển đổi năng lượng sinh học,… mà còn bằng nhiều chính sách khác nhau. Tại Mỹ, lĩnh vực vận tải chiếm tới 2/3 tổng lượng xăng dầu tiêu thụ, nên tiêu chuẩn hạn mức tiêu thụ nhiên liệu xe hơi của Mỹ thấp nhất so với các nước phát triển khác. Mỗi năm Mỹ lại nâng tiêu chuẩn hiệu suất xe hơi lên 4%, dự kiến chi phí tiết kiệm nhiên liệu xe đời 2016 sẽ khoảng 3.000 USD/xe, tiết kiệm 1,8 tỉ thùng dầu. Ngoài ra nước này còn có kế hoạch chi 189 tỉ USD trong 10 năm tới cải tạo hệ thống giao thông và công trình quốc lộ.

Tương tự, tại Nhật, bên cạnh phát triển giao thông công cộng, chương trình Top runner khởi động từ năm 2008 tạo ra cuộc đua cho các tập đoàn cải tạo, đầu tư công nghệ nhằm đạt được định mức sử dụng năng lượng ít nhất. Theo đó, hạn mức tối ưu cho xe hơi và xe tải nhẹ đạt được là trên 20km/lít xăng. Còn tại Thái Lan, một quỹ hỗ trợ tiết kiệm năng lượng được hình thành trên cơ sở đánh thuế 0,07 baht/lít nhiên liệu, nguồn thu được khoảng 2,5 tỉ baht/năm sẽ được đầu tư lại cho việc thực hiện các chương trình tiết kiệm năng lượng cho giao thông vận tải…

Tại Việt Nam, theo giới chuyên gia, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong giao thông vận tải không nhỏ. Với tỷ lệ xe cơ giới trên 7,1 triệu dân của TP.HCM đã vượt mức 1/2 (tức là 2 người có hơn 1 chiếc xe thực tế hiện nay), theo ông Nguyễn Khắc Thanh, phó giám đốc sở Khoa học – công nghệ, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong giao thông vận tải dao động từ 25-30%. Ông Lê Trung Tính, trưởng phòng quản lý vận tải – công nghiệp, sở Giao thông vận tải tính toán: trên thực tế nếu chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2011, qua hai đợt điều chỉnh tăng giá nhiên liệu; với khoảng 5 triệu xe gắn máy hai bánh và 500.000 ôtô ở TP.HCM, chỉ cần vận động tiết kiệm 1 lít xăng/dầu/ngày/xe ôtô và 0,25 lít xăng/ngày/xe gắn máy, thành phố sẽ tiết kiệm 26 tỉ đồng/ngày!

Một bài toán lớn được đặt ra. Bên cạnh việc bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về tiết kiệm năng lượng trong ngành, nhiều bài học kinh nghiệm khác cũng rất cần áp dụng linh hoạt, triệt để. Như quy hoạch đô thị cần tính toán đến hệ thống giao thông để người dân không phải đi những đoạn đường dài từ nơi cư ngụ đến nơi làm việc; phát triển hệ thống giao thông công cộng; lập lộ trình chuyển đổi sử dụng các dạng nhiên liệu sinh học và gas như E5, E10, LP6, CN6… “Thậm chí ngày cả việc thay đổi hành vi lái xe của tài xế như tạo thói quen bảo hành, bảo trì, sử dụng xe đúng thì cũng đã tiết kiệm được từ 10-15% năng lượng rồi!“, ông Tước nói.
H.Anh