Thứ bảy, 04/05/2024 | 04:11 GMT+7

Tiềm năng tiết kiệm 25% tổng năng lượng tiêu thụ tại Đồng Tháp

14/04/2011

Đó là con số ấn tượng vừa được công bố bởi Sở Công thương Đồng Tháp sau 2 năm thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và nghiên cứu các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Mức tiết kiệm 25% tổng năng lượng tiêu thụ tương đương 48.000 tấn dầu qui đổi. Thực hiện các giải pháp hiệu quả năng lượng mỗi năm Đồng Tháp sẽ giảm phát thải trên 27.000 tấn CO2 ra môi trường.

Đó là con số ấn tượng vừa được công bố bởi Sở Công thương Đồng Tháp sau 2 năm thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và nghiên cứu các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Mức tiết kiệm 25% tổng năng lượng tiêu thụ tương đương 48.000 tấn dầu qui đổi. Thực hiện các giải pháp hiệu quả năng lượng mỗi năm Đồng Tháp sẽ giảm phát thải trên 27.000 tấn CO2 ra môi trường.

 

doanh nghiep3.jpg

 

Ông Lê Hữu Dư, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết, lần đầu tiên ở tỉnh Đồng Tháp đã tổng quát được mức tiêu thụ năng lượng so với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội; từ đó có chính sách thúc đẩy tiết kiệm năng lượng có kết quả, một điều mà trước đây chỉ hô hào chung chung chưa làm được.

 

Những ngành công nghiệp chủ lực của Đồng Tháp cũng là những ngành có tiềm năng tiết kiệm điện lớn nhất. Sản xuất gạch ngói có khả năng tiết kiệm trên 30% năng lượng đang tiêu thụ, sản xuất nước đá trên 24%, sản xuất dược phẩm 22%, chế biến thủy sản 14%, chế biến lương thực 11%.

Riêng với lĩnh vực chiếu sáng công cộng và tiêu dùng cho sinh hoạt, tiềm năng tiết kiệm 10 – 30%.

Đây cũng là tiền đề để xây dựng kế hoạch phát triển và phân phối năng lượng hợp lý hơn, vượt qua sự thiếu hụt năng lượng triền miên, đồng thời giúp các doanh nghiệp định hướng tiết kiệm năng lượng rõ ràng, có hiệu quả, giảm được giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh.

 

Thông qua công tác kiểm toán năng lượng đề tài còn nghiên cứu được một bộ cơ sở dữ liệu về suất tiêu hao năng lượng trung bình trên đơn vị sản phẩm của một số ngành công nghiệp như ngành chế biến thủy sản, chế biến lương thực, sản xuất nước đá.

 

Ông Lê Ngọc Thành, chủ DNTN Vĩnh Thới cho biết, qua hỗ trợ kiểm toán năng lượng, các giải pháp đề xuất đã được doanh nghiệp triển khai thực hiện. Đa phần các giải pháp không quá khó với doanh nghiệp do mức đầu tư thấp, hoàn toàn nằm trong khả năng. “Khi thực hiện những giải pháp được tư vấn, chúng tôi đã tiết kiệm được 15% năng lượng tiêu thụ, giảm đáng kể chi phí sản xuất".

 

doanh nghiep.jpg


Doanh nghiệp Đồng Tháp trao đổi kinh nghiệm thực hiện TKNL


Các giải pháp ban đầu chỉ tập trung vào cải tạo và hợp lý hóa trang thiết bị hiện có. Kết quả này có được nhờ đề tài đã đi sâu vào đánh giá một số công nghệ, thiết bị lãng phí năng lượng mà các doanh nghiệp đang sử dụng. Tiếp theo, đưa ra những giải pháp cụ thể tiết kiệm năng lượng, đến cao nhất là đổi mới trang thiết bị, công nghệ, kể cả công nghệ quản lý.

 

Ông Võ Thanh Hải, Giám đốc Xí nghiệp chế biến lương thực Cao Lãnh, qua tư vấn từ các chuyên gia Sở Công Thương Đồng Tháp doanh nghiệp đã điều chỉnh sản xuất, hạn chế giờ cao điểm để giảm chi phí điện năng. Kết quả bước đầu rất khả quan do giá điện trung bình nhà máy phải trả khá thấp khoảng 731 đồng/KWh.

 

Nếu thực hiện tất cả các giải pháp được nêu nhà máy sẽ có cơ hội tiết kiệm trên 113 nghìn Kwh tương đương khoảng 85 triệu đồng đồng thời giảm thải ra môi trường là 48 tấn CO2. Thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng cũng chính là doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường.

 

Đề tài cũng đưa ra các giải pháp cơ bản giúp các doanh nghiệp giảm chi phí điện năng. Các giải pháp bao gồm xây dựng họat động quản lý năng lượng, lắp biến tần cho quạt hút ẩm, sử dụng biến tần điểu chỉnh lưu lượng gió thay cho phương pháp sử dụng van chắn gió, lắp biến tần cho quạt làm nguội, lắp biến tần cho quạt hút máy nghiền thô, tối ưu hóa vận hành cụm máy nén khí, điều chỉnh lưu lượng không khí cấp vào lò hơi.

 

Thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng tính bình quân mỗi doanh nghiệp trên địa bàn có thể tiết kiệm gần 500 nghìn kWh điện và 500 tấn củi trấu tương đương hơn 1 tỷ đồng. Theo tính toán, mức vốn đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng khoảng 550 triệu đồng, sau 6 tháng có thể thu hồi vốn. Không chỉ tiết kiệm chi phí sản xuất, mỗi năm DN còn góp phần giảm phát thải gần 1 nghìn tấn CO2 ra môi trường.- Ông Mai Văn Đối- Phó Giám đốc Trung tâm khuyến công và phát triển công nghiệp Đồng Tháp.


Trần Linh