-
Bộ Công Thương vừa có Công điện số 3427/CĐ-BCT gửi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
-
Ngày 23/1 tại trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Ban Tài chính Kế toán Tập đoàn đã chủ trì buổi làm việc giữa các Ban chuyên môn Tập đoàn với đại diện Ngân hàng Thế giới World Bank (WB) về việc tài trợ vốn cho các dự án năng lượng tái tạo của Petrovietnam.
-
Tiết kiệm năng lượng được xem là một trong những biện pháp trọng tâm để thực hiện cam kết Net Zero vào năm 2050. Nhưng nguồn vốn để thực hiện tiết kiệm năng lượng đang là vấn đề lớn đối với các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm.
-
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đang triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp gia tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu tư nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng và tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất. Đây là hoạt động thuộc "Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam – Dự án VSUEE" do Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) tài trợ ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản.
-
Để thúc đẩy tiết kiệm năng lượng (TKNL) trong các ngành công nghiệp, giải pháp về vốn và kỹ thuật chính là "chìa khoá" cho doanh nghiệp đầu tư thực hiện các dự án TKNL.
-
Bộ Công Thương đề xuất các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điện; được miễn hoặc giảm các loại thuế, phí, vay vốn với lãi suất ưu đãi.
-
Ðể thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp gia tăng hiệu quả sử dụng năng lượng tiết kiệm, Bộ Công Thương đã tăng cường phối hợp cùng các bộ, ngành hữu quan triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư vào các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Qua đó, giúp cho doanh nghiệp công nghiệp tháo gỡ các rào cản về mặt kỹ thuật và vốn đầu tư trong việc chuyển đổi công nghệ tiết kiệm năng lượng, gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đóng góp hữu hiệu cho mục tiêu giảm phát thải chung của cả nền kinh tế.
-
“Xanh hóa” giúp các doanh nghiệp có dự án xanh để thu hút đầu tư xanh, nguồn vốn xanh.
-
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông báo nhờ tình hình thời tiết thuận lợi hơn, đồng thời được sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và sự chia sẻ, phối hợp của lãnh đạo các tỉnh, thành phố, tình hình cung ứng điện đã được cải thiện
-
Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản cung cấp khoản vay 300 triệu USD hỗ trợ cho các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
-
Hà Tĩnh đề xuất Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA) quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ đầu tư dự án “Phát triển nguồn năng lượng sinh khối nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh và bền vững tại tỉnh Hà Tĩnh” với tổng vốn đầu tư dự kiến 17,4 triệu USD.
-
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo "Cơ chế chính sách, giải pháp phát triển năng lượng Việt Nam bền vững". Hội thảo nhằm đưa ra nhiều lời giải bổ ích cho bài toán năng lượng, trong đó phân tích những cơ chế chính sách, thách thức về vốn đầu tư để rút ra những bài học kinh nghiệm cho các dự án.
-
Ngày 24/5, tại trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), lãnh đạo Petrovietnam đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
-
Sáng ngày 11/5/2022, hội thảo giới thiệu "Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam - Dự án VSUEE” được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Khoảng 100 đại biểu là các doanh nghiệp công nghiệp và các tổ chức tài chính khu vực phía Nam đã tham gia Hội nghị.
-
Ngày 9/5/2022, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức hội thảo giới thiệu: "Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam - Dự án VSUEE”. Dự án do Quỹ Khí hậu Xanh tài trợ ủy thác qua Ngân hàng Thế giới, Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản quản lý.
-
Tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam dự kiến 141,59 tỷ USD, trong đó phần nguồn điện 127,45 tỷ USD và phần lưới khoảng 14,14 tỷ USD.
-
Bộ Công Thương hoan nghênh đề xuất của các nước phát triển; trong đó, có Vương quốc Anh, nhằm hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng các khung khổ pháp lý, công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm và vốn cần thiết để phát triển năng lượng tái tạo.
-
Để thực hiện những các cam kết đưa ra tại Hội nghị COP 26, đóng góp có hiệu quả mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cũng như đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Việt Nam rất cần hỗ trợ từ quốc tế về nguồn vốn ưu đãi, kỹ thuật và quản trị.
-
Cuối năm 2020, trên thị trường điện gia dụng xuất hiện các sản phẩm được dán Nhãn hiệu suất năng lượng cao nhất với mã QR đi kèm. Nhãn nhận biết này đã tạo ra một làn sóng mới trong việc lựa chọn và sử dụng các thiết bị gia dụng hiệu suất cao, cao hơn cả các thiết bị được dán nhãn năng lượng 5 sao vốn có trên thị trường.
-
Chương trình cho vay đầu tư TKNL do Bộ Công Thương phối hợp cùng World Bank được triển khai với tổng nguồn vốn 156 triệu USD. Trong đó, đặc biệt có sự tham gia, vốn đối ứng của chính doanh nghiệp công nghiệp tới 31 triệu USD.