-
Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương vừa có buổi làm việc với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) về dự án “Hỗ trợ sản xuất thử nghiệm các sản phẩm chiếu sáng thương mại bằng Led hiệu quả cao”.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. Theo quy hoạch, có 8 địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại 5 tỉnh, gồm: Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, mỗi địa điểm có khả năng xây dựng từ 4 - 6 tổ máy.
-
Ngày 17.6, Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB đã cam kết tài trợ bổ sung 5.300 tỉ đồng vốn tín dụng đầu tư cho Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án điện đang diễn ra khá chậm thời gian qua.
-
TS Vũ Minh Mão, Chủ tịch Hội chiếu sáng Việt Nam ước tính, mỗi năm việt Nam có thể tiết kiệm trên 6,3 tỷ Kwh. Trên thực tế, tổng điện năng sử dụng cho hoạt động chiếu sáng ở nước ta vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 35% trong khi trên thế giới tỷ lệ này chỉ chiếm 16-17%. Năm 2007 cả nước có khoảng 80 triệu bóng huỳnh quang T10 và chấn lưu sắt từ tổn hao cao 12W. Nếu thay được số bóng đèn đó bằng bóng T8 và 50 triệu bóng sợi đốt 60W bằng bóng compact 11W ước tính có thể tiết kiệm gần 3,5 nghìn MW.
-
Mỏ vàng năng lượng sạch của đất nước ta nếu được đầu tư bằng một phần vốn của tập đoàn dầu khí, cùng với những chính sách từ cơ quan nhà nước thì ngành nhiên liệu, năng lượng sạch Việt Nam sẽ không chỉ là sự kiện của đất nước mà còn là của thế giới
-
Ngày 19/6, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) khai mạc ở tỉnh Fukui - một trong những trung tâm sản xuất điện hạt nhân lớn nhất Nhật Bản.
-
Tại hội nghị quốc tế về "Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân" ngày 17/6, các nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng trao đổi các vấn đề liên quan đến phát triển điện hạt nhân và đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang có những khởi động cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
-
Sản lượng xe máy và ô tô tại thị trường Việt Nam luôn tăng đều hàng năm, gây áp lực không nhỏ đến hạ tầng giao thông và nhất là ảnh hưởng tới môi trường. Không phải nhà sản xuất nào cũng mặn mà đầu tư công nghệ cho việc sản xuất xe “xanh” vốn đang là xu hướng được quan tâm của công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy trên thế giới.
-
Dự án khí sinh học Việt Nam là một trong sáu ứng viên tiên phong về năng lượng bền vững từ khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đã lọt vào vòng chung kết Giải thưởng Ashden về Năng lượng bền vững năm 2010. Giải thưởng trị giá hơn 140.000 bảng Anh, sẽ công bố vào ngày 1.7.2010 tại Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh Quốc.
-
Kể từ ngày 15/8/2010, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tiến hành hoạt động sử dụng, lưu giữ, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn... đều phải tuân theo Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân do Thủ tướng ban hành tại Quyết định 45/2010/QĐ-TTg.
-
Là một nước có 50 năm phát triển trong ngành năng lượng hạt nhân, Pháp là một trong những đối tác của Việt Nam trong Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kỹ thuật về điện hạt nhân đang ngày càng phát triển, Việt Nam cần liên tục cập nhật kỹ thuật mới, trong đó quan trọng nhất là khâu xử lý chất thải, tái sử dụng nguyên liệu.
-
Chương trình Sản xuất sạch hơn do Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) khởi xướng được một số doanh nghiệp ở Việt Nam áp dụng đã mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và môi trường. Tuy nhiên, để nhân rộng chương trình này, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm.
-
Ngày 02/06 vừa qua, tại Hà Nội, Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam phối hợp với Viện Hàn lâm Kỹ thuật và Công nghệ Đông Nam Á (AAET) đã tổ chức Cuộc thi “Thiết kế Ngôi nhà xanh thân thiện với môi trường có chi phí tiết kiệm nhất cho người thu nhập thấp” (AAET ESTI) nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đối phó với thách thức của biến đổi khí hậu
-
Bộ NN&PTNT cho biết, "Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam" giai đoạn 2003-2012 mà Bộ này phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan thực hiện, đến nay đã xây dựng được hơn 70 nghìn hầm khí sinh học (HKSH) cho 37 tỉnh, thành phố trong cả nước; đào tạo 354 kỹ thuật viên cấp tỉnh, huyện và 687 đội thợ xây.
-
Với số vốn dự định là 1,2 tỉ USD, tập đoàn Công nghệ năng lượng mặt trời First Solar (Mỹ) đang tìm kiếm khả năng đầu tư nhà máy sản xuất tại TP.HCM
-
Hội nghị quốc tế lớn nhất từ trước tới nay về ngành điện năng Việt Nam sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 21-24/6/2010 với chủ đề: "Đảm bảo phát triển dự án và các cơ hội tài chính và đầu tư trong ngành điện năng Việt Nam".
-
GS. TS. Lê Danh Liên, Trung tâm nghiên cứu Năng lượng mới, Trường ĐHBK Hà Nội cho biết “Ở Việt Nam, các khu vực có thể phát triển năng lượng gió không trải đều trên toàn bộ lãnh thổ. Gió ở Việt Nam có hai mùa rõ rệt: Gió Đông Bắc và gió Đông Nam với tốc độ gió trung bình ở vùng ven biển từ 4,5 đến 6 m/s. Tại các đảo xa tốc độ gió tới 6 đến 8m/s. Như vậy tuy không cao bằng tốc độ gió ở các nước Bắc Âu ở vĩ độ cao nhưng cũng đủ lớn để sử dụng động cơ gió có hiệu quả.”.
-
Đây là thông điệp được đưa ra tại các phiên thảo luận trong ngày 7/6 - ngày làm việc thứ hai của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2010 (WEF Đông Á 2010).
-
Vừa qua, trong khuôn khổ của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Công ty TNHH ABB Thụy Sỹ đã phối hợp với Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo về việc xây dựng một nhà máy thu hồi nhiệt thải trong ngành sản xuất Xi măng. Công ty ABB giới thiệu một mô hình nhà máy nhỏ tận dụng nguồn nhiệt thừa thải ra trong quá trình sản xuất xi măng. Khi lắp đặt hệ thống này trong nhà máy xi măng có thể tiết kiệm 20% chi phí điện năng hàng năm và giảm đáng kể khí CO2 thải ra ngoài môi trường.