-
Nhật đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng khi rất nhiều nhà máy điện hạt nhân của nước này đã phải đóng cửa để kiểm tra mức độ an toàn. Bằng cách cho nhân viên nghỉ làm từ 13h đến 16h hàng ngày, chính quyền thành phố Gifu của Nhật hy vọng sẽ cắt giảm được 11% lượng điện năng tiêu thụ trong năm nay.
-
Với định hướng phát triển nhiên liệu sinh học, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) đang tập trung phát triển hệ thống phân phối, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để đến cuối năm nay có khoảng 400 cửa hàng trên cả nước nhằm cung cấp khoảng 50.000m3 xăng sinh học Ethanol E5 ra thị trường.
-
Theo Bộ Công Thương, chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm sau 5 năm thực hiện đã thu hút 40% doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm cả nước tham gia, xây dựng được mô hình sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng, chỉ nói riêng trong ngành công nghiệp, còn khá lớn.
-
Hiện Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất các sản phẩm từ pin mặt trời, tất cả nhu cầu trong nước đều nhập khẩu chủ yếu từ Đức và Nhật, hai cường quốc đi đầu trên thế giới về công nghệ sản xuất và ứng dụng pin mặt trời. Xu hướng chuyển giao công nghệ, gia công và phân công sản xuất đang dịch chuyển dần việc gia công pin mặt trời từ các nước châu Âu, châu Mỹ sang khu vực châu Á. Mục tiêu chung các nước đặt ra là đóng góp từ 5 đến 15% năng lượng sạch vào cơ cấu năng lượng sơ cấp của họ. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển năng lượng mặt trời trên toàn thế giới.
-
Tháng 7/2010, dự án xe điện đầu tiên của Hà Nội được thí điểm triển khai tại khu vực phố cổ trên quãng đường dài khoảng 6 km, với 13 điểm dừng, đỗ. Mới đây UBND TP Hà Nội vừa cho phép Công ty TNHH nhà nước một thành viên Hồ Tây tiếp tục triển khai thí điểm "Dự án du lịch, văn hóa, lịch sử Hồ Tây bằng ôtô điện
-
Nếu ngừng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân sẽ làm gia tăng nguy cơ phụ thuộc nguồn nhiên liệu hóa thạch và hậu quả là tăng lượng khí thải độc hại gây ra các hậu quả về môi trường, dẫn tới hiện tượng nóng lên toàn cầu. Việc phát triển năng lượng hạt nhân hiện là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi giữa các nước trên thế giới.
-
Căn nhà có kiến trúc xanh là một căn nhà hứng ánh sáng thiên nhiên một cách đầy đủ, hạn chế sử dụng điện, không khí thoáng mát và nguồn nước sử dụng phải tiết kiệm nhất. Nên hướng tới khuynh hướng xanh và xem đây là một tiêu chí quan trọng mặc dù kinh phí đầu tư ban đầu cao nhưng giá trị lớn về lâu dài.
-
Nhân kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), sáng ngày 16/6, Hội Chiếu sáng Việt Nam đã phối hợp với Tạp chí Ánh sáng và Cuộc sống tổ chức buổi giao lưu, tọa đàm “Vai trò của của báo chí với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong doanh nghiệp”. Buổi tọa đàm diễn ra với sự tham dự của đại diện Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đại diện các ngành liên quan, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng trong nước và đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí.
-
Để các sản phẩm chiếu sáng TKNL, đèn chiếu sáng tiết kiệm chuyên dụng có giá thành rẻ hơn và động viên các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất, nhiều DN cho rằng, Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ đối với việc đầu tư sản xuất các thiết bị chiếu sáng, nhất là các thiết bị chiếu sáng chuyên dụng TKNL chất lượng. Đồng thời mạnh tay hơn trong việc ngăn chặn hàng trôi nổi, hàng nhập lậu; Giảm thuế nhập khẩu các bộ phận liên quan đến đèn chuyên dụng TKNL mà trong nước chưa sản xuất được nhằm tạo cú hích cho thị trường sản xuất sản phẩm TKNL.
-
Nếu như các phương pháp hiện có chỉ cho phép biến nguồn địa nhiệt thành điện bằng cách sục nước xuống tầng đá ngầm sâu hàng trăm mét dưới lòng đất, rồi dùng nước nóng để chạy turbine phát điện thì hệ thống khai thác địa nhiệt bằng khí CO2 (CPG) do các nhà khoa học Martin Saar và sinh viên tốt nghiệp Jimmy Randolph tạo ra lại không dùng nước mà dùng khí CO2 với vai trò chất dẫn nhiệt.
-
Với nguồn tài nguyên khá phong phú về năng lượng hoá thạch, năng lượng thiên nhiên và nguồn nước, Việt Nam tiếp tục là địa chỉ thu hút đầu tư và kinh doanh hấp dẫn vào hàng đầu Châu Á của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực Điện năng bao gồm cả nhiệt điện, thuỷ điện, điện gió, điện hạt nhân hay điện thuỷ triều...Trong mười năm tới, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ xây dựng 95 nhà máy điện với tổng công suất 49.044 MW và tổng vốn đầu tư 39,58 tỷ USD,
-
Theo kế hoạch đến cuối năm 2011, cả nước sẽ có 4 cơ sở sản xuất ethanol nhiên liệu đi vào sản xuất với công suất thiết kế khoảng 300.000 tấn/năm đủ để pha khoảng 6 triệu tấn xăng E5, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Chỉ tính riêng Tập đoàn dầu khí Việt Nam, đến nay đã có 35 cửa hàng bán xăng E5 trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố lớn trong cả nước.
-
Hãng xe hơi lâu đời của nước Pháp là Renault quyết định tiếp bước Ferrari và Audi về việc lắp đặt tế bào quang năng trên trần nhà máy của họ, với diện tích lớn hơn nhiều: 450.000m2. Dự án - do Renault hợp tác với Gestamp Solar - sẽ giúp tạo ra 60 MW, cắt giảm lượng CO2 phát thải là 30.000 tấn/năm.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050).
-
Theo quyết định mới nhất của Chính phủ, sau ba tháng tạm dừng, 8 trong số 17 nhà máy điện hạt nhân sẽ ngừng hoạt động vĩnh viễn. Nước Đức đang hướng tới phát triển năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường, thay thế dần điện hạt nhân, nhằm đạt được phát triển bền vững, đảm bảo môi trường sống của con người.
-
Hãng sản xuất xe hơi Toyota của Nhật Bản ngày 7/6 tuyên bố sẽ lắp đặt 17.000 tấm pin Mặt Trời cho nhà máy của hãng đặt tại Anh nhằm cắt giảm 2.000 tấn khí thải CO2/năm.Các tấm pin Mặt Trời tại nhà máy Burnaston đặt tại Derbyshire, miền Trung nước Anh trên sẽ bao phủ một diện tích là 90.000m2, tương đương với diện tích của bốn sân bóng đá.
-
Chính phủ Brazil sẽ cấp khoản tín dụng trị giá 22,1 tỷ USD trong giai đoạn 2011-2014 cho việc phát triển các dự án về nhiên liệu sinh học thông qua Ngân hàng nhà nước về phát triển kinh tế và xã hội (BNDES).Quốc gia Nam Mỹ này đứng đấu thế giới về sản xuất ethanol từ mía đường với sản lượng hàng năm lên đến 11 tỷ lít.
-
Các nước G8 vừa đi đến thống nhất nội dung bản hướng dẫn sản xuất nhiên liệu sinh học đầu tiên. Tiêu chuẩn do Global Bioenergy Partnership công bố sẽ áp dụng chính sách sản xuất, sử dụng nhiên liệu sinh học và sinh khối mà không gây ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu và giá thực phẩm.
-
Hiệp hội người sử dụng ô tô điện Na Uy, cho biết hiện có khoảng 4.000 chiếc ô tô điện lưu hành trên các đường phố Na Uy, chủ yếu là tại các thành phố lớn và Oslo là nơi có tỷ lệ ô tô điện tính theo đầu người cao hơn bất cứ thủ đô nào trên thế giới. Con số này có thể sẽ còn tăng cao khi ngày càng có nhiều mẫu xe điện mới. Từ những chiếc xe điện cỡ nhỏ được sản xuất trong nước như Buddy, tới những chiếc xe thể thao như Tesla, có thể tăng tốc từ 0 tới 100km/h trong vòng chưa đầy 4 giây, tất cả đều đã xuất hiện tại thủ đô của Na Uy.
-
Cơ quan Khí tượng Trung Quốc cho biết đất nước này có nguồn năng lượng gió dồi dào, với khả năng phát triển cả ở trên biển lẫn ở trên đất liền. Điều này sẽ giúp cho ngành năng lượng gió Trung Quốc tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, sau 4 năm (tính đến hết năm 2009) tăng trưởng ở mức 3 con số, ngành năng lượng gió của Trung Quốc trong tương lai sẽ chỉ tăng ở mức 2 con số. Đó là dự báo của Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng gió Trung Quốc (CWEA) Shi Pengfei. Ông Shi nói: “Xu hướng tăng trưởng chậm lại chính là do mô hình phát triển ngành năng lượng sức gió của Trung Quốc”.