Thứ sáu, 03/01/2025 | 00:03 GMT+7
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng, chỉ nói riêng trong ngành
công nghiệp, còn khá lớn. Các tính toán cho thấy, dệt may có thể tiết kiệm từ
5-15%, xi-măng từ 10-20%, hóa chất hơn 20%, xây dựng dân dụng và giao thông vận
tải có thể tiết kiệm được từ 25-30%...
Tình trạng thiếu điện cho phát triển kinh tế đang diễn ra ngày càng gay gắt. Việc
tăng giá điện được cho là “đòn bẩy” để các chủ doanh nghiệp tiết kiệm điện,
nhưng thực tế không diễn ra đúng như kịch bản này.
Theo Bộ Công Thương, chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm
sau 5 năm thực hiện đã thu hút 40% doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm cả
nước tham gia, xây dựng được mô hình sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Tuy
nhiên, kết quả còn rất khiêm tốn.
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng, chỉ nói riêng trong ngành
công nghiệp, còn khá lớn. Các tính toán cho thấy, dệt may có thể tiết kiệm từ
5-15%, xi-măng từ 10-20%, hóa chất hơn 20%, xây dựng dân dụng và giao thông vận
tải có thể tiết kiệm được từ 25-30%...
Việc sử dụng điện không hiệu quả cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhiều lần cảnh báo. Do sử
dụng năng lượng không hiệu quả, để tăng trưởng GDP thêm một đơn vị phần trăm, tốc
độ tăng trưởng sản lượng điện sản xuất của Việt Nam phải gấp hai lần, thậm chí
còn cao hơn.
Một nghiên cứu do ABB (doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp động cơ và hệ thống điện có trụ sở chính tại Zurich, Thụy Sỹ) tiến hành gần đây cũng chỉ ra rằng, có tới 60% các nhà sản xuất đã không đầu tư vào cải thiện hiệu quả năng lượng của các loại máy móc và trang thiết bị cơ bản trong ba năm qua.
Có ba rào cản ngăn các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào việc
sử dụng hiệu quả năng lượng. Đó là: những nhà điều hành doanh nghiệp đưa ra các
lý do không có chính sách tài chính rõ ràng đối với các đầu tư tiết kiệm năng
lượng, thiếu thông tin, và thiếu các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Thực tế tiết kiệm điện năng trong doanh nghiệp mới chỉ xoay quanh việc sử dụng bóng đèn compact, tắt điện khi không cần thiết, và gần đây là một số ý tưởng về mô hình tòa nhà tiết kiệm năng lượng... mà chưa chạm nhiều đến những khu vực tiêu thụ điện năng lớn là các động cơ điện.
Theo một nghiên cứu mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế
(IEA), các động cơ tiêu thụ điện nhiều nhất, chiếm khoảng 45% điện năng tiêu thụ
toàn cầu, thắp sáng đứng thứ hai và chiếm 19%. Cơ quan này cho rằng, nếu giải
quyết được vấn đề động cơ vận hành không hiệu quả, quá cỡ hoặc vận hành khi
không cần thiết thì hoàn toàn khả thi để tiết kiệm từ 20-30% tổng điện năng
tiêu thụ của động cơ.
“Thật bất ngờ rằng động cơ chiếm hai phần ba điện năng sử dụng trong ngành công nghiệp, và chi phí cho điện năng hàng năm khi vận hành một động cơ trong ngành công nghiệp có thể ngang bằng với 7 lần giá trị mua chúng”, nghiên cứu của ABB cho biết.
Theo VnEconomy