Thứ sáu, 22/11/2024 | 09:57 GMT+7

“Thủ đô xe điện” của thế giới

06/06/2011

Hiệp hội người sử dụng ô tô điện Na Uy, cho biết hiện có khoảng 4.000 chiếc ô tô điện lưu hành trên các đường phố Na Uy, chủ yếu là tại các thành phố lớn và Oslo là nơi có tỷ lệ ô tô điện tính theo đầu người cao hơn bất cứ thủ đô nào trên thế giới. Con số này có thể sẽ còn tăng cao khi ngày càng có nhiều mẫu xe điện mới. Từ những chiếc xe điện cỡ nhỏ được sản xuất trong nước như Buddy, tới những chiếc xe thể thao như Tesla, có thể tăng tốc từ 0 tới 100km/h trong vòng chưa đầy 4 giây, tất cả đều đã xuất hiện tại thủ đô của Na Uy.

Từng được biết tới là thủ đô của một nước giàu tài nguyên dầu mỏ, Oslo (Na Uy) hiện đang nổi lên là thủ đô xe điện của thế giới.

Người sử dụng ô tô điện ở Oslo được phép đi với tốc độ cao hơn các loại ô tô chạy bằng xăng, được đỗ xe miễn phí ở trung tâm thành phố và không lo bị phạt vì gây tắc nghẽn giao thông, nhờ được chạy trên làn đường dành cho xe buýt.


o to dien.jpg



Rune Haaland, phụ trách Hiệp hội người sử dụng ô tô điện Na Uy, cho biết hiện có khoảng 4.000 chiếc ô tô điện lưu hành trên các đường phố Na Uy, chủ yếu là tại các thành phố lớn và Oslo là nơi có tỷ lệ ô tô điện tính theo đầu người cao hơn bất cứ thủ đô nào trên thế giới. Con số này có thể sẽ còn tăng cao khi ngày càng có nhiều mẫu xe điện mới. Từ những chiếc xe điện cỡ nhỏ được sản xuất trong nước như Buddy, tới những chiếc xe thể thao như Tesla, có thể tăng tốc từ 0 tới 100km/h trong vòng chưa đầy 4 giây, tất cả đều đã xuất hiện tại thủ đô của Na Uy.
 


Na Uy có thể trở thành một trong những nhà xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, chính phủ nước này lại đặt ra mục tiêu đầy tham vọng trong việc chống biến đổi khí hậu là giảm 30% lượng khí thải CO2 vào năm 2020. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải NaUy, Magnhild Meltveit Kleppa, nhấn mạnh: “Ô tô điện là công cụ rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chống biến đổi khí hậu của chúng tôi, khi mà 40% lượng khí thải của Na Uy là do hoạt động vận tải, trong đó, hoạt động giao thông đường bộ chiếm tới 60%”. Theo ước tính của một số cơ quan chức năng, Na Uy hiện có 3.891 chiếc ô tô điện, giúp nước này cắt giảm được khoảng 6.000 tấn CO2/năm.

Christian Blakseth, nhân viên soát vé tàu, đã bán xe đạp của mình và sắm một chiếc ô tô điện. Anh nói: “Xe điện giúp tôi tránh được cảnh tắc đường. Bên cạnh đó, việc được đỗ xe miễn phí ở khu trung tâm thành phố thật là tiện lợi. Tuy giá mua xe khá cao nhưng chi phí sử dụng hàng ngày lại rất rẻ”. Người sử dụng có thể tự nạp điện cho xe tại nhà với chi phí chỉ khoảng 2 euro (2,9 USD), trong khi Na Uy lại là một trong những nơi giá xăng cao nhất tại châu Âu.  



Trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường, các hãng sản xuất ô tô điện đang gấp rút cho ra đời nhiều mẫu xe mới. Trong quý I/2011, mẫu xe i-MiEV của Mitsubishi đã vươn lên trở thành dòng xe điện cỡ nhỏ có doanh số bán nhiều nhất tại Na Uy. Giám đốc chi nhánh Mitsubishi tại Na Uy, Bernt Jessen nói: “Chúng tôi dự kiến sẽ bán được khoảng 400 chiếc ô tô điện tại Na Uy trong cả năm 2011, song doanh số bán trong quý I đã đạt 700 chiếc. Bởi vậy, chúng tôi cho rằng doanh số bán trong năm nay có thể lên tới 1.000 chiếc”.


Bất chấp những cải tiến về công nghệ, chạy đường dài vẫn là thách thức lớn đối với ô tô điện. Trên thực tế, lượng điện nạp cho những chiếc xe này chỉ đủ để chạy khoảng 150 km. Hơn nữa, trong điều kiện thời tiết lạnh như mùa đông ở Na Uy thì xe điện khó có thể đạt được công suất hoạt động tối ưu.


Nhằm khắc phục hạn chế này, Na Uy đã quyết định lắp đặt mạng lưới các điểm nạp điện trên khắp cả nước, giúp người sử dụng có thể sạc đầy điện cho xe chỉ trong khoảng 20 phút, thời gian đủ để họ thưởng thức một tách cà phê, so với mức thông thường là 7-8 giờ/lần sạc.


Theo Tamnhin.net