Thứ tư, 06/11/2024 | 06:48 GMT+7
Các nước G8 vừa đi đến thống nhất nội dung bản hướng dẫn sản xuất nhiên liệu sinh học đầu tiên. Tiêu chuẩn do Global Bioenergy Partnership công bố sẽ áp dụng chính sách sản xuất, sử dụng nhiên liệu sinh học và sinh khối mà không gây ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu và giá thực phẩm. Global Bioenergy Partnership là tổ chức do các nước khối G8 và nhóm các nền kinh tế mới nổi thành lập năm 2008, bao gồm 13 viện và tổ chức quốc tế.
Trong tháng 2, do người tiêu dùng và các công
ty tăng cường sử dụng dầu cọ trong nấu nướng, các sản phẩm tẩy rửa, mỹ phẩm và
diesel sinh học, lượng tiêu thụ sản phẩm này đã gần chạm mức cao nhất trong 3
năm qua.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Corrado Clini, Bộ trưởng bộ Môi trường, Đất và Biển của Ý, kiêm chủ tịch hội đồng quản trị hãng Global Bioenergy Partnership, sự gia tăng mạnh mẽ này có thể sẽ làm hiện tượng nóng lên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn, bởi rừng đang bị tàn phá để trồng cây dầu cọ.
“Nhiên liệu sinh học có thể chiếm tới 25% trong tổng danh mục đầu tư cho nhiên liệu trong vòng 30 năm tới. Ảnh hưởng của nhiên liệu sinh học sẽ là yếu tổ quan trọng đối với việc phát triển nhiên liệu sinh học trên thị trường”.
Sinh khối, ví dụ như gỗ, cây sinh học, phân xanh và một số loại rác thải, cũng là nguồn năng lượng tái tạo và có thể trở thành nhiên liệu sinh học, chủ yếu bằng phương pháp đốt cháy.
Hãng này đã phát triển 24 tiêu chuẩn để đánh giá tính bền vững của nhiên liệu sinh học, căn cứ vào các yếu tố: phát thải khí nhà kính, đa dạng sinh học, giá cả và nguồn cung thực phẩm quốc gia, khả năng tiếp cận với năng lượng, phát triển kinh tế và an ninh năng lượng. Những tiêu chuẩn này không chỉ ra mức giới hạn, cũng không thiết lập một tiêu chuẩn nào.
Lê My (theo Bloomberg)