Chủ nhật, 08/09/2024 | 08:43 GMT+7

Hiệu quả năng lượng tại trung tâm dữ liệu nhờ sử dụng rô-bốt thông minh

16/06/2015

Cơ sở để phát triển công nghệ đặc biệt này xuất phát từ nguyên lý về hiệu quả làm mát trong các trung tâm dữ liệu. Trên thực tế, có đến 25% năng lượng chỉ dành riêng cho việc làm mát. Nếu có thể hạ thấp được 1 độ C trong phòng máy chủ, lượng điện năng tiêu thụ có thể giảm đến 7%.

Hiện nay, Hàn Quốc có khoảng 100 trung tâm dữ liệu với mức tiêu thụ điện khoảng 2 tỷ kWh mỗi năm. Dự kiến, trong tương lai, con số này sẽ còn tăng mạnh cùng với sự phát triển của công nghệ điện tử. Để tăng cường hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực quan trọng này, các nhà khoa học đã thử nghiệm công nghệ rô-bốt thông minh CNS mới.

Cơ sở để phát triển công nghệ đặc biệt này xuất phát từ nguyên lý về hiệu quả làm mát trong các trung tâm dữ liệu. Trên thực tế, có đến 25% năng lượng chỉ dành riêng cho việc làm mát. Nếu có thể hạ thấp được 1 độ C trong phòng máy chủ, lượng điện năng tiêu thụ có thể giảm đến 7%.

 

Công nghệ hiện được cho là hiệu quả nhất hiện nay là khí động lực học tính toán (CFD). Tuy nhiên, điểm yếu của công nghệ CFD là tốn thời gian, nhân lực để đo nhiệt độ, độ ẩm mỗi bộ phận trong trung tâm dữ liệu. Hơn thế, độ chính xác của dữ liệu thường không cao và chỉ có thể sử dụng được một lần. Công nghệ rô-bốt CNS chính là giải pháp để giải quyết như hạn chế đó.

 

Ba đặc tính cơ bản để rô-bốt CNS thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là: khả năng tự di chuyển, khả năng tránh chướng ngại vật và khả năng đo nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng và tỉ lệ bụi tại các vị trí được phân công. Trong đó, đặc tính thứ ba là quan trọng nhất.

Cụ thể, chúng sẽ được trang bị các thiết bị đo lường, các mô-đun vị trí, mô-đun kiểm soát vận chuyển, và mô-đun giao tiếp, trong khi các máy chủ điều khiển có các mô-đun trình nhiệm vụ quy hoạch, cơ sở dữ liệu môi trường, mô-đun quản lý robot và quan trắc môi trường.

Trong quá trình hoạt động, các rô-bốt, thông qua các cảm biến nhiệt độ và độ ẩm của mình, sẽ xác định xem có cần thiết phải bật/tắt hệ thống điều hoà không khí hay không và ở mức độ nào. Sau đó, chúng sẽ di chuyển đến những bộ phận cần điều chỉnh để thực hiện các thao tác cần thiết. Trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc gặp khó khăn, chúng sẽ truyền tải thông tin liên quan đến máy chủ để quản trị viên có thể đưa ra các quyết định phù hợp thông qua một màn hình trung tâm.

Nhà sản xuất cho biết rô-bốt CNS mới chỉ là giai đoạn đầu trong những nỗ lực tăng cường hiệu quả năng lượng tại các trung tâm dữ liệu. Trong tương lai, các công nghệ mới sẽ tiếp tục được nghiên cứu để rô-bốt có thể học được quy trình xử lý sự cố từ các quản trị viên, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tại các trung tâm này.

Anh Tuấn (Theo LGCNS)