Thứ tư, 15/05/2024 | 09:33 GMT+7

Cây phát sáng sinh học

24/08/2013

Các nhà khoa học đang phát triển các phương pháp tạo ra các loại cây phát sáng và có thể sử dụng chúng làm những chiếc đèn đường tự nhiên mà không cần phải sử dụng điện.

Các nhà khoa học đang phát triển các phương pháp tạo ra các loại cây phát sáng và có thể sử dụng chúng làm những chiếc đèn đường tự nhiên mà không cần phải sử dụng điện.

Một nhóm nghiên cứu của Anh đang nghiên cứu các gen tạo ra cơ chế “phát sáng sinh học” ở loài đom đóm để có thể cấy ghép chúng vào nhiều loại sinh vật khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho biết, các loại cây phát sáng sinh học này sẽ rất hữu ích ở những vùng sâu xa, nơi không có điện lưới. Trong trường hợp cần nhiều đèn đường “sinh học”, đơn giản chỉ cần trồng các loại cây này để cung cấp.

1ca9292e0_1_12.jpg
 
Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Cambridge đã sử dụng gen của đom đóm và một dạng vi khuẩn biển phát sáng đặc biệt để tạo ra “Gạch sinh học-BioBrick” - các khối xây dựng di truyền có thể chèn vào một bộ gen. Sau khi chèn các gen đã được biến đổi vào một mẫu vật vi khuẩn e-coli, nhóm nghiên cứu có thể tạo ra một phạm vi màu, và tạo ra một chiếc “bóng đèn” sống đủ sáng để có thể đọc được sách.
 
Các nhà khoa học đã tạo ra hiệu ứng phát sáng bằng cách tạo ra một hợp chất có tên là oxyluciferin, loại chất này trong tự nhiên ở trạng thái năng lượng cao lúc ban đầu. Tuy nhiên nó nhanh chóng ổn định thành một trạng thái năng lượng thấp hơn, ổn định và khi thực hiện quá trình này nó phát ra một photon đơn ánh sáng.
 
Nhóm nghiên cứu cho biết, họ không chỉ dừng ở việc tạo ra các cây phát sáng sinh học mà còn quyết định tạo ra một tập hợp các bộ phận cho phép các nhà nghiên cứu trong tương lai sử dụng phát sáng sinh học một cách hiệu quả hơn. Thậm chí công nghệ này có thể được sử dụng để tạo ra các biển báo phát sáng mà không cần điện.
 
Nhóm nghiên cứu cho biết, công nghệ này sẽ cực kỳ thân với môi trường do không đòi hỏi điện và quy trình sản sinh ra các photon ánh sáng hoàn toàn hiệu quả về năng lượng. Ở một nghiên cứu khác, các nhà khoa học Đài Loan đã khám phá ra phương pháp chèn các hạt nano vàng vào lá cây. Dưới ánh sáng tử ngoại, các hạt nano phát ra ánh sáng xanh da trời, khiến cho chất diệp lục bao xung quanh phát ra ánh sáng đỏ.
 
Theo Dailymail