Thứ năm, 25/04/2024 | 07:21 GMT+7

Sơ kết 3 năm phát triển nhiên liệu sinh học

25/01/2011

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 03 năm thực hiện Đề án, công tác triển khai các nội dung của Đề án đã được các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh, kịp thời nắm bắt và tìm giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhiên liệu sinh học. Trong thời gian triển khai, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, thúc đẩy hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp sản xuất và thương mại nhiên liệu sinh học Việt Nam.

Bộ Công Thương vừa tổ chức Hội nghị Sơ kết đánh giá kết quả 03 năm thực hiện Đề án Phát triển Nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, với sự tham gia của đông đảo nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp đang tham gia Đề án.

 

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 03 năm thực hiện Đề án, công tác triển khai các nội dung của Đề án đã được các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh, kịp thời nắm bắt và tìm giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhiên liệu sinh học. Trong thời gian triển khai, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, thúc đẩy hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp sản xuất và thương mại nhiên liệu sinh học Việt Nam.


 IMG_2673 (Large)(2).jpg


Trong giai đoạn 2009-2011, đã cấp cho các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án tổng số 43.376 triệu đồng từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra, các đơn vị nghiên cứu, sản xuất bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau cũng đã chủ động tiến hành các hoạt động nghiên cứu thử nghiệm về phát triển nhiên liệu sinh học như Viện Hóa học Công nghiệp, Viên Nghiên cứu Dầu khí, Viện Nghiên cứu Dầu và cây có dầu…

 

Bên cạnh báo cáo của Bộ Công Thương, Hội nghị đã nghe thuyết trình về hiện trạng và đề xuất các chính sách phát triển công nghiệp nhiên liệu sinh học ở Việt Nam; Một số kết quả xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về nhiên liệu sinh học tại Việt Nam; Một số kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học gốc B100 từ dầu thải thực vật; Nghiên cứu sản xuất nhiên liệu sinh học từ phế thải ngành Giấy; Tiềm năng sản xuất xăng sinh học tại Việt Nam.

 

Các đại biểu tham dự cũng đã trao đổi rất thẳng về thực trạng sản xuất, cũng như kênh tiêu phu, phân phối, tồn trữ nhiên liệu sinh học. Qua đó có thể thấy, tiềm năng phát triển nhiên liệu sinh học ở Việt Nam rất lớn, nhưng cần có lộ trình phù hợp để thực hiện. Được biết, Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt Kế hoạch xây dựng Lộ trình bắt buộc tỉ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống (dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 11/2011).

 

Hồ Nga