-
Sáng 3/6, tại Hà Nội, Bộ Công thương và Cơ quan phát triển Đức đã tổ chức hội thảo “Hướng dẫn quy trình lập quy hoạch và đầu tư phát triển điện gió tại Việt Nam”.Theo đó, điện gió sẽ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam mua với giá cố định 1.317 đồng/kWh , gấp 2 lần so với giá bán của các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ.
-
Cơ quan Khí tượng Trung Quốc cho biết đất nước này có nguồn năng lượng gió dồi dào, với khả năng phát triển cả ở trên biển lẫn ở trên đất liền. Điều này sẽ giúp cho ngành năng lượng gió Trung Quốc tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, sau 4 năm (tính đến hết năm 2009) tăng trưởng ở mức 3 con số, ngành năng lượng gió của Trung Quốc trong tương lai sẽ chỉ tăng ở mức 2 con số. Đó là dự báo của Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng gió Trung Quốc (CWEA) Shi Pengfei. Ông Shi nói: “Xu hướng tăng trưởng chậm lại chính là do mô hình phát triển ngành năng lượng sức gió của Trung Quốc”.
-
Hãng công nghệ Sinovel của Trung Quốc vừa giới thiệu turbine gió lớn nhất thế giới có thể sử dụng để thu phong năng ngoài khơi, trên bờ hoặc trong đất liền.Với những cánh quạt có đường kính 128m, turbine của hãng Sinovel có công suất lên tới 6MW, lớn hơn những loại turbine khác. Theo ông Tao, việc sản xuất loại turbine lớn trong nước sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phong năng ngoài khơi.
-
Cuối quí I/2011, chúng tôi có dịp đến làm việc tại Trạm Tuy Phong thuộc Nhà máy Phong điện 1 (Bình Thuận). Từ xa, nhìn những trụ điện gió đang quay chẳng khác gì ảnh chụp ở những cánh đồng điện gió lớn trên thế giới. Từ những trụ điện chạy bằng sức gió ấy, bước đầu hàng triệu kWh điện đã hòa vào điện lưới quốc gia, góp phần tăng nguồn cung vốn đang khó khăn của ngành Điện.
-
Theo Hiệp hội Năng lượng gió Mỹ (AWEA), các chính sách cứng rắn và rõ ràng ngày cang chứng tỏ được tính thiết yếu của mình đối với sự phát triển của năng lượng tái tạo. Trong một báo cáo của hiệp hội, một vài số liệu về sự phát triển của phong năng ở các bang nói riêng và toàn nước Mỹ nói chung đã chỉ ra rằng phong nang đang phát triển với tốc độ ấn tượng tại những khu vực có chính sách cứng rắn.
-
Tiến sĩ Tom Clarke, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Cùng với năng lượng từ gió và Mặt trời, sản xuất điện sinh học từ vi khuẩn là một nguồn năng lượng sạch. Tuy nhiên, sản xuất điện từ vi khuẩn tạo ra nguồn điện liên tục hơn và không không phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như sản xuất điện từ năng lượng gió và Mặt trời”.
-
Với 200 gian hàng của doanh nghiệp trong và ngoài nước tại hội chợ Entech Hanoi 2011, có thể thấy các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường rất đa dạng, phong phú. Tại triển lãm, khách tham quan đã được giới thiệu những công nghệ mới nhất giúp tiết kiệm năng lượng của các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Ngoài các sản phẩm thông dụng, tại hội chợ lần này người tiêu dùng Việt Nam lại có cơ hội tiếp cận thêm với nhiều thiết bị tiên tiến hơn như điện gió, điện mặt trời…
-
Thiết kế pin đột phá của công ty Liquid Metal Battery đã thu hút sự chú ý của nhà sáng lập Microsoft và công ty khoan dầu Total. Nhiều công ty về năng lượng đang nghiên cứu phương pháp thay thế công nghệ pin hiện tại. Liquid Metal Battery đã tiếp cận một cách hoàn toàn mới với hy vọng sẽ giảm chi phí sản xuất cũng như có thể mang đến những thỏi pin với khả năng lưu trữ vài giờ năng lượng gió và mặt trời.
-
Sau cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Fukushima Chính phủ Nhật Bản quyết định ngừng mở rộng sử dụng năng lượng hạt nhân. Trong tương lai Nhật sẽ tập trung vào những nguồn tái sinh như gió, Mặt trời, thủy điện, địa nhiệt, và tiết kiệm năng lượng.
-
Xăng sinh học dành cho phản lực cơ chiến đấu, pin mặt trời dành cho thủy quân lục chiến là những công nghệ thân thiện với môi trường mà quân đội Mỹ đang ứng dụng.Quân đội Mỹ còn muốn giảm lượng nhiên liệu hóa thạch tại các căn cứ quân sự của họ. Một trong số đó là địa nhiệt. Ngoài ra họ còn khuyến khích các căn cứ quân sự tận dụng năng lượng từ gió, sóng biển và ánh sáng mặt trời.
-
Từ kinh nghiệm trong việc tham gia các tổ chức môi trường, phát triển bền vững tại Úc, Trường Đại Học Quốc Tế RMIT đã đưa ra các nguyên tắc trong xây dựng và phát triển tòa nhà bao gồm: Sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, sử dụng vật liệu có khả năng tái chế, tận dụng tối đa yếu tố tự nhiên như ánh sáng, gió theo hướng bền vững, giảm thiểu tác hại môi trường.
-
Bình Thuận đang dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực thu hút phát triển các dự án phong điện. Hiện có 10 nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký 12 dự án trong lĩnh vực phong điện với tổng công suất hơn 2.000 MW. Gió ở Bình Thuận có quanh năm, với tốc độ trung bình khoảng 6 m/giây, hơn nữa tần suất bão lại thấp. Phía đông nam tỉnh Bình Thuận còn vùng đồi cát ven biển rộng hơn 50 nghìn ha chưa sử dụng. Công suất tiềm năng điện gió của toàn tỉnh có thể lên đến 5.000 MW và khả năng khai thác có hiệu quả ngay trong điều kiện hiện nay khoảng 1.500 MW.
-
Theo một cáo cáo mới của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) được công bố ngày 9/5 tại một hội nghị công nghiệp ở Amsterdam (Hà Lan), Đan Mạch là nước từ lâu đã đi đầu trong lĩnh vực năng lượng gió, thu được 3,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ công nghệ năng lượng tái sinh và tiết kiệm năng lượng, tương đương 6,5 tỷ euro (9,4 tỷ USD).
-
Chính phủ Trung Quốc đề ra nhiều chính sách hỗ trợ ngành năng lượng điện gió như nhà sản xuất không phải trả tiền thuê đất và nhà nước có kế hoạch cung cấp điện sạch trên cả nước. Đây là một chính sách quan trọng trong phát triển nguồn năng lượng sạch. Hiện nay, bình quân một tuần ở Trung Quốc có một nhà máy nhiệt điện mới được đưa vào hoạt động.
-
Trần Quốc Hiệu, 24 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ đại học Bách Khoa TP HCM và đại học Grenoble INP của Pháp, đã nghiên cứu và chế tạo chiếc máy phát điện chạy bằng gió, với công suất 60 kW một tháng. Với lượng điện năng này, một hộ gia đình ở nông thôn có thể đủ thắp sáng.
-
Hiện cả nước có 21 dự án điện gió quy mô nối lưới phổ biến công suất 30 MW đang được nghiên cứu triển khai tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định và Lâm Đồng.Dự thảo cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam (lần thứ tư) đã làm rõ hơn những cơ chế ưu đãi tạo điều kiện cho nhà đầu tư để triển khai các dự án điện gió tại Việt Nam, như quy định về trách nhiệm mua điện đối với các dự án điện gió, ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí, ưu đãi về hạ tầng đất đai, hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió.
-
Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của Croatia là rất lớn, song vẫn chưa được khai thác, hoặc ít nhất là với các nguồn năng lượng mặt trời, gió hay địa nhiệt. Tuy nhiên, tình hình này sẽ thay đổi trong vài năm tới đây. Ông Nikola Ruzinski vụ trưởng Bộ bảo vệ môi trường giải thích: “Nhờ các trạm thủy điện, chúng tôi hiện đang sản xuất 40% năng lượng từ nguồn tái tạo.
-
Theo kế hoạch này, Bộ Kinh tế Đức sẽ sử dụng các quyền hạn tắt để đẩy nhanh quy trình phê duyệt xây dựng cung đường vận chuyển, đây chỉ là hoạt động nằm trong số những kế hoạch mà nước này dự định triển khai. Tính tới nay, một trong những rào cản chính đối với việc nâng cấp mạng lưới của Đức là truyền tải năng lượng sản xuất từ mặt trời và gió vẫn còn chưa được hoàn toàn phê duyệt.
-
UBND TPHCM yêu cầu các đơn vị thương mại, dịch vụ giảm 50% công suất đèn chiếu sáng quảng cáo, trang trí ngoài trời từ 17 đến 21 giờ. Khuyến khích các cơ quan, công sở tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên, không sử dụng thiết bị tiêu tốn điện khi không thật sự cần thiết. Thành phố yêu cầu đưa nội dung sử dụng điện tiết kiệm vào chỉ tiêu đánh giá hoàn thành nhiệm vụ đối với các cơ quan, công sở...
-
Trong giai đoạn 5 năm từ 2006 đến 2010 Công ty CP Dệt may Nha Trang đã thực hiện triển khai các nhiệm vụ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong đó đáng chú ý nhất là 2 giải pháp TKNL mang lại hiệu quả lớn thực hiện năm 2008 và 2009 là đề án đầu tư thay thế quạt cấp buồng điều không tại Nhà máy sợi 1 và Sợi 2 và đề án cải tạo kết cấu điều không tăng cường lấy gió trời cho các gian máy thuộc nhà máy sợi 1 và sợi 2.