Thứ bảy, 23/11/2024 | 12:48 GMT+7
Với việc lần đầu tiên phát hiện cơ chế tạo ra điện từ các tế
bào của các vi khuẩn, các nhà khoa học đã tiến gần hơn khả năng tạo ra những
nhà máy phát điện sinh học từ vi khuẩn.
Tờ Daily Mail cho hay, các nhà khoa học thuộc trường Đại học East Anglia (Anh),
đã lần đầu tiên phát hiện được cơ chế phát ra điện từ các tế bào của vi khuẩn.
Phát hiện này mở ra triển vọng phát triển các nhà máy điện sinh học, thu nạp điện
tích từ tế bào của hàng tỷ các vi khuẩn.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm bằng cách gắn các vi khuẩn trực tiếp vào các điện cực để thu nạp điện phát ra từ các tế bào của vi khuẩn. Mặc dù nguồn điện tạo rất yếu không đủ để sử dụng, nhưng các nhà khoa học tin tưởng đây là tiền đề quan trọng đề phát triển các nhà máy điện từ vi khuẩn trong tương lại.
Tiến sĩ Tom Clarke, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Cùng với năng
lượng từ gió và Mặt trời, sản xuất điện sinh học từ vi khuẩn là một nguồn năng
lượng sạch. Tuy nhiên, sản xuất điện từ vi khuẩn tạo ra nguồn điện liên tục hơn
và không không phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như sản xuất điện từ
năng lượng gió và Mặt trời”.
Vi khuẩn cũng có khả năng ăn các chất gây ô nhiễm, nên chúng có thể được sử dụng
để biến đổi rác thải công nghiệp, nước thải, chất thải uranium thành điện. Nguồn
điện này sẽ được sử dụng để cung cấp lại cho các nhà máy sản xuất.
Trong một nghiên cứu khoa học được công bố trong năm 2009, tiến sĩ Tom Clarke
và các cộng sự cũng đã phát hiện thấy rằng vi khuẩn có thể tồn tại trong môi
trường không có khí ôxy bằng cách xây dựng các ‘dây’ điện để nối các tế bào của
chúng với một khoáng chất, nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể của chúng.