-
Bên cạnh việc chuẩn bị tốt các văn bản pháp lý về điện hạt nhân, Việt Nam đang rất tích cực đào tạo đội ngũ chuyên gia lĩnh vực này… Đó là nhận xét của nhiều chuyên gia nước ngoài tại hội thảo quốc tế “Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân” do Bộ KH-CN vừa tổ chức.
-
Trong điều kiện hệ thống điện thiếu nguồn trầm trọng như hiện nay, huy động vốn để xây dựng một nhà máy thủy điện (dù công suất nhỏ) phát lên lưới điện mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường chính là việc làm thiết thực góp phần giảm thiểu khó khăn cho ngành điện, đồng thời cũng là một hình thức tiết kiệm điện năng cho đất nước.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020.Đến năm 2020, phấn đấu cả nước có 5 trung tâm nông nghiệp hạt nhân và có ít nhất 1 cơ sở chiếu xạ tiệt sinh côn trùng gây hại trong trồng trọt và chăn nuôi (SIT) hiện đại.
-
Nhóm nghiên cứu Viện Công nghệ Đức Karlsruhe đã lợi dụng chính vận tốc dòng nước chảy trong đường ống để kích hoạt một máy phát điện cỡ nhỏ, từ đó chiếc vòi cảm ứng có thể “tự cung tự cấp”, hoạt động mà không cần đến nguồn điện nào khác.
-
GS.VS Trần Đình Long, phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, lượng điện năng từ thủy điện chiếm tới trên dưới 40% tổng điện năng của toàn quốc, nên khi thời tiết khắc nghiệt, khô hạn diễn ra, thiếu nước, đặc biệt khi mực nước các hồ xuống quá thấp thì sẽ gây thiếu hụt tương đối lớn điện năng của cả hệ thống.
-
Mỗi năm ngành điện Việt Nam cần đến 5 tỉ đô la Mỹ để đầu tư phát triển nguồn và lưới điện nhưng việc huy động vốn vẫn chủ yếu từ trong nước; trong khi các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn đứng ngoài cuộc vì chính sách và cơ chế để kêu gọi đầu tư vẫn chưa rõ.
-
Trong 5 năm tới, các nước thuộc liên minh châu Âu sẽ sử dụng nguồn năng lượng nhập từ châu Phi. Cụ thể hơn là họ sẽ sử dụng nguồn năng lượng điện thu được từ một hệ thống pin mặt trời khổng lồ, lắp đặt trên sa mạc Sahara. Thông tin đó đã được đại biểu Ủy ban năng lượng châu Âu - ngài Guenther Oettinger công bố sau cuộc họp Ủy Ban giữa tuần qua, sau gần 1 năm kể từ khi tổ chức Desertec đưa ra ý tưởng
-
Physalia là một kết cấu kết hợp giữa một tòa nhà và một chiếc thuyền. Mẫu thiết kế này được kiến trúc sư người Bỉ Vincent Callebaut giới thiệu mới đây với mục đích dùng để chu du qua tất cả các con sông ở châu Âu, tái sinh các dòng sông chết. Con tàu bằng nhôm khổng lồ này có khả năng biến nước bẩn thành nước có thể uống được. Bên cạnh đó, con tàu còn có khả năng tạo ra nguồn năng lượng nhiều hơn lượng nó đã tiêu thụ.
-
Nước Anh vẫn còn những nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá hoặc khí đốt. Nhưng, nguồn năng lượng xanh, sạch đang ngày càng được phát triển mạnh mẽ mà nổi bật là những “cánh đồng gió”.
-
Tính đến năm 2009, cả nước đã có 97 dây chuyền sản xuất xi măng đi vào hoạt động, với tổng công suất thiết kế là 57,4 triệu tấn. Năm 2010, dự kiến có thêm 13 dây chuyền hoàn thành, nâng công suất lên 11,7 triệu tấn. Đến năm 2011, có thêm 12 dây chuyền mới đi vào hoạt động, công suất dự kiến tăng thêm 9,36 triệu tấn.
-
TS Vũ Minh Mão, Chủ tịch Hội chiếu sáng Việt Nam ước tính, mỗi năm việt Nam có thể tiết kiệm trên 6,3 tỷ Kwh. Trên thực tế, tổng điện năng sử dụng cho hoạt động chiếu sáng ở nước ta vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 35% trong khi trên thế giới tỷ lệ này chỉ chiếm 16-17%. Năm 2007 cả nước có khoảng 80 triệu bóng huỳnh quang T10 và chấn lưu sắt từ tổn hao cao 12W. Nếu thay được số bóng đèn đó bằng bóng T8 và 50 triệu bóng sợi đốt 60W bằng bóng compact 11W ước tính có thể tiết kiệm gần 3,5 nghìn MW.
-
Hai trong số các cơ sở sản xuất của công ty tại vùng Đông nam nước Mỹ sẽ cung cấp khung nhôm và các bộ phận khác cho một nhà máy năng lượng mặt trời hybrid thế hệ mới của công ty Florida Power & Light (FPL). Nhà máy năng lượng đầu tiên thuộc loại này, mạng lưới nhiệt mặt trời rộng 200 hecta, sẽ kết nối với một nhà máy dùng khí tự nhiên, thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng mặt trời vào ban ngày.
-
Mỏ vàng năng lượng sạch của đất nước ta nếu được đầu tư bằng một phần vốn của tập đoàn dầu khí, cùng với những chính sách từ cơ quan nhà nước thì ngành nhiên liệu, năng lượng sạch Việt Nam sẽ không chỉ là sự kiện của đất nước mà còn là của thế giới
-
Ngày 17/6, Quốc hội Thụy Điển đã thông qua một dự luật về xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới thay thế cho các lò phản ứng hạt nhân đã lỗi thời ở nước này.
-
Nhiệt điện sản xuất từ trấu là một hướng khai thác mới của nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển. Trấu được đánh giá là nguồn nguyên liệu giá thành rẻ, giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo, bảo vệ môi trường. Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển nhiệt điện từ trấu
-
Olympic bên cạnh các bộ môn thi đấu còn thu hút người hâm mộ bởi các công nghệ xanh do nước đăng cai xây dựng. Với Olympic 2016, Brazil cũng đã lên kế hoạch mang lại một Olympic không CO2 đầu tiên. Công nghệ được Rio giới thiệu là một tòa tháp mặt trời với khả năng vừa tạo ra năng lượng, vừa làm thác nước.
-
Tại hội nghị quốc tế về "Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân" ngày 17/6, các nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng trao đổi các vấn đề liên quan đến phát triển điện hạt nhân và đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang có những khởi động cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
-
Theo thỏa thuận giữa Trung Quốc và Myanmar, tuyến đường ống dẫn khí đốt nối 2 nước đoạn chạy qua lãnh thổ Myanmar dài 793km, còn tuyến đường ống dẫn dầu thô đoạn chạy qua lãnh thổ Myanmar có chiều dài 771km.
-
Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga đang hoàn tất thỏa thuận với Trung Quốc về các thông số chính của hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn, trưởng bộ phận hoạt động kinh tế nước ngoài của Gazprom, ông Stanislav Tsygankov cho biết.
-
Ấn Độ đang thiết kế loại lò phản ứng hạt nhân mới (AHWR300-LEU) có độ an toàn cao, cho phép giảm bớt đáng kể quy mô hạ tầng kỹ thuật ở các nước đang phát triển, tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu và dễ dàng hơn trong việc tháo dỡ chất thải phóng xạ.