Dự án điện điện hạt nhân: Việt Nam chắc chắn thành công
29/06/2010
Bên cạnh việc chuẩn bị tốt các văn bản pháp lý về điện hạt nhân, Việt Nam đang rất tích cực đào tạo đội ngũ chuyên gia lĩnh vực này… Đó là nhận xét của nhiều chuyên gia nước ngoài tại hội thảo quốc tế “Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân” do Bộ KH-CN vừa tổ chức.
Bên cạnh việc chuẩn bị tốt các văn bản pháp lý về điện hạt nhân,
Việt Nam
đang rất tích cực đào tạo đội ngũ chuyên gia lĩnh vực này… Đó là nhận xét của
nhiều chuyên gia nước ngoài tại hội thảo quốc tế “Công nghệ và an toàn nhà máy
điện hạt nhân” do Bộ KH-CN vừa tổ chức.
Ông Nikolay Kutin, Giám đốc Cơ quan Giám sát Môi trường, Công nghiệp và
Hạt nhân Liên bang Nga
Hiện nay Nga và Việt Nam đã ký thỏa thuận về đào tạo
nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân, cả về nhân viên vận hành và cán bộ quản lý.
Đồng thời, các chuyên gia của Nga cũng đến Việt Nam để giúp đỡ khi tiến hành xây
dựng nhà máy tại Ninh Thuận.
Chúng tôi tiến hành rất thận trọng, đảm bảo các điều kiện phù hợp với Việt Nam. Thời gian gần
đây, tôi liên tiếp đến Việt Nam
và được biết các bạn chuẩn bị rất tích cực để xúc tiến dự án.
Trong quá trình chuyển giao công nghệ cho Việt Nam,
ban đầu chủ yếu là các chuyên gia của Nga, sau đó số lượng chuyên gia người
Việt sẽ tăng dần. Tỷ lệ chuyên gia người Việt nhiều hơn so với chuyên gia Nga,
nhanh hay chậm phụ thuộc hoàn toàn vào phía Việt Nam. Số lượng người cần được đào
tạo rất nhiều, bao gồm cả chuyên gia vận hành, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng sau
này…
Khi nhà máy hạt nhân đi vào hoạt động, chắc chắn đội ngũ chuyên
gia của Việt Nam
sẽ mạnh lên nhiều.
TS Atsuyuki Suzuki, Chủ tịch Viện Năng lượng Ứng dụng, Nhật Bản
Năng lượng hạt nhân rất quan trọng với một quốc gia. Việt Nam đang xây
dựng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, vốn và cơ sở hạ tầng, nhận thức xã hội. Cơ sở
hạ tầng, bao gồm cả các quy định, các văn bản pháp luật… cũng đang được Việt Nam hoàn thiện.
Với đối tác có nhiều kinh nghiệm như Nga, tôi tin tưởng Việt
Nam có thể đảm bảo
an toàn cho nhà máy điện hạt nhân. Chắc chắn Việt Nam sẽ thành công với dự án này.
Khi thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân không chỉ đơn giản
là xây dựng. Việt Nam
cần có các chuyên gia cao cấp để có thể quản lý về công nghệ, xử lý chất thải…
Vì vậy, các bạn cần có một nền tảng cho giáo dục vững chắc để làm để đào tạo
nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân.
Các bạn có thể chọn lọc sinh viên mới tốt nghiệp và gửi đi học
ở nước ngoài, và phải đảm bảo họ sẽ quay về. Dần dần, Việt Nam phải hình
thành nhiều cấp độ chuyên gia về điện hạt nhân…. Để đảm bảo điều này, Việt Nam cần
lập kế hoạch cụ thể, cả về dự trù kinh phí cho việc đào tạo nhân lực.
Ông Joonhong Ahn, chuyên gia năng lượng hạt nhân, ĐH California, Mỹ
Theo tôi, Việt Nam lựa chọn công nghệ của Nga là
đúng đắn. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể tham khảo thêm từ nhiều nước khác.
Thực tế Việt Nam
đã ký hợp tác với nhiều nước về lĩnh vực điện hạt nhân rồi. Tham khảo thêm giúp
Việt Nam
có sự cân đối, tạo ra cơ hội cho mình.
Có thể nói, Việt Nam có nhiều lựa chọn về đào tạo và
công nghệ trên thế giới. Với kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên
vào năm 2014, Việt Nam
không có nhiều thời gian cho đào tạo đội ngủ. Các bạn có khởi đầu tốt đẹp với
sự hợp tác của Nga trong nhà máy đầu tiên.
ISO 50001 được phát triển dựa trên mô hình hệ thống quản lý cải tiến liên tục. Mô hình này đã được sử dụng cho các tiêu chuẩn nổi tiếng khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001. Điều này giúp các tổ chức dễ dàng tích hợp quản lý năng lượng vào các nỗ lực chung của họ để cải thiện chất lượng và quản lý môi trường.
Lò hơi công nghiệp đốt nhiên liệu rắn và khí được sử dụng rộng rãi để cung cấp hơi bão hòa cho quá trình sản xuất. Việc sử dụng nhiên liệu rắn có thành phần và độ ẩm khác nhau ảnh hưởng lớn đến hiệu suất và chi phí sản xuất nhiệt.
Được hỗ trợ bởi vật lý lượng tử và học máy, các nhà nghiên cứu đã phát triển một lớp phủ kính trong suốt cho phép ánh sáng đi vào nhưng ngăn chặn tia cực tím và tia hồng ngoại sinh nhiệt. Lớp phủ không chỉ làm giảm nhiệt độ phòng mà còn giảm mức tiêu thụ năng lượng liên quan đến làm mát, bất kể thời điểm và thời tiết.
Hà Nội đã quan tâm dành nhiều nguồn lực đầu tư cho chiếu sáng công cộng, từng bước đầu tư, lắp đặt hệ thống chiếu sáng hiện đại, tạo bộ mặt đô thị thông minh.
Ngày 25/04/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam phối hợp với Dự án IEEP, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia về Hệ thống quản lý năng lượng (HTQLNL).
Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc hóa dầu - Bộ Công Thương đã nghiên cứu thành công phụ gia ECOAL giúp tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua việc tiết giảm chi phí năng lượng và giảm phát thải khí ô nhiễm cho cho lò đốt trong công nghiệp sử dụng than.