Thứ năm, 07/11/2024 | 13:34 GMT+7
Tính đến
năm 2009, cả nước đã có 97 dây chuyền sản xuất xi măng đi vào
hoạt động, với tổng công suất thiết kế là 57,4 triệu tấn. Năm
2010, dự kiến có thêm 13 dây chuyền hoàn thành, nâng công suất lên
11,7 triệu tấn. Đến năm 2011, có thêm 12 dây chuyền mới đi vào hoạt động, công
suất dự kiến tăng thêm 9,36 triệu tấn.
Lò hơi tận dụng nhiệt thừa tại nhà máy xi măng Hà Tiên 2
Trong những
năm qua mặc dù ngành sản xuất Xi măng đã có những bước tiến đột phá về công
nghệ cũng như quy mô sản xuất tuy nhiên có một thực tế là vấn đề sử dụng và tái
sử dụng năng lượng vẫn chưa được khai thác triệt để.
Để giải quyết
vấn đề trên, ngay từ cuối năm 1997, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đã quan tâm
tiếp cận với công nghệ nghệ tận dụng nhiệt khí thải lò quay để phát điện sử
dụng trong Nhà máy Xi măng, tiết kiệm điện năng mua từ các nhà máy nhiệt điện
do Bộ KHCN-MT, Bộ Xây dựng, tổ chức NEDO xúc tiến giới thiệu. Sau 1 thời gian
khảo sát, đầu năm 2008 Công ty xi măng Hà Tiên 2 đã được chọn để thực hiện dự
án mẫu “Giảm tiêu thụ điện năng trong Nhà máy xi măng”.
Ngành
công nghiệp tiêu hao năng lượng
Xi măng là
ngành công nghiệp then chốt góp phần vào công cuộc xây dựng
cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên đây cũng là ngành
sản xuất tiêu hao năng lượng lớn đồng thờií gây ảnh hưởng lớn tơí môi trường và
cảnh quan xung quanh. Sử dụng và tái sử dụng năng lượng đang là vấn đề được các
nhà khoa học, nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất xi măng rất quan tâm.
Ông Trần Văn
Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng cho biết, ngành công nghiệp xi măng Việt
Nam hiện đang sử dụng một lượng điện rất lớn. Để sản xuất ra mỗi tấn xi măng,
phải tiêu hao trên 100 KWh điện. Đến năm 2010, khi sản lượng xi măng của Việt
Công nghệ sản xuất xi măng hiện nay sử dụng nguồn năng lượng chính là than và điện. Trong quá trình sản xuất, một lượng nhiệt khí thải và bụi khá lớn đã thải ra làm ô nhiễm môi trường, lãng phí năng lượng, lãng phí nguồn tài nguyên và giảm hiệu quả đầu tư.
Tuốc bin phát điện 3000 kW tận dụng nhiệt thừa tại nhà máy XM Hà Tiên 2
Khi tất cả các dây chuyền xi măng lò quay hệ khô của Việt Nam được trang bị hệ thống
phát điện tận dụng nhiệt khí thải, thì công suất tổng các trạm phát điện khoảng
200 MW, phát ra một lượng điện chiếm 25% lượng điện tiêu thụ từ lưới điện. Đây
là con số khá lớn đối với 1 ngành công nghiệp có suất tiêu hao năng lượng lớn.
Tận dụng được nguồn điện đó, bài toán năng lượng trong các nhà máy xi măng sẽ
được giải quyết đáng kể, không chỉ mang tới lợi ích kinh tế mà còn góp
phần bảo vệ môi trường.
Theo tính
toán của ông Huynh, 1 tấn khí thải có thể sản xuất ra 3-4
KWh điện. Nếu tất cả các nhà máy sản xuất xi măng của Việt
Hiện công
nghệ tận dụng nhiệt khí thải phát điện là biện pháp tiết
kiệm điện năng trong ngành công nghiệp xi măng đang rất được quan
tâm ở Việt
Hiệu
quả TKNL
Sau 4 năm
khởi công xây dựng và qua giai đoạn chạy thử có tải, 26/03/2002 công nghệ
tận dụng nhiệt khí thải lò quay để phát điện chính thức được đưa vào sử dụng
tại Nhà máy xi măng Hà Tiên 2, bước đầu cho thấy hiệu quả cao về kinh tế và môi
trường.
Đến năm 2009, qua 7 năm hoạt động, trạm phát điện nhiệt khí thải tại Nhà máy xi măng Hà Tiên 2 đã phát ra 105 triệu kWh, mang lại lợi ích rõ rệt trên các phương diện kinh tế xã hội, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, làm giảm đáng kể giá thành sản xuất xi măng, hệ thống thiết bị của trạm phát điện làm việc ổn định, không ảnh hưởng tới sản xuất xi măng.
Ông
Ngô Chí Tâm, Phó giám đốc Cty xi măng Hà Tiên 2 cho biết: “Khi tiếp nhận hệ
thống thiết bị phát điện tận dụng những khí thải lò quay, xi măng Hà Tiên 2
chỉ thuần túy nghĩ đến vấn đề kinh tế là mình tận dụng nhiệt để phát điện,
không phải mua điện từ lưới. Sau khi đưa hệ thống vào vận hành còn mang lại
lợi ích về mặt kỹ thuật, sau khi được hấp thụ để phát điện, nhiệt khí
thải giảm hẳn nhiệt độ cho nên hệ thống hoạt động rất ổn. |
Giải thích
về nguyên lý hoạt động của của công nghệ tận dụng nhiệt khí thải
phát điện tại Công ty Hà Tiên 2, ông Đỗ Cao Dương, Trưởng phòng Kỹ thuật Tổng
Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam cho biết, khí thải từ lò quay có nhiệt độ
từ 350°C đến 380°C được dẫn vào nồi hơi thực hiện trao đổi nhiệt tạo ra hơi quá
nhiệt. Dùng hơi quá nhiệt quay turbine dẫn động máy phát điện. Phần khí sau khi
đã qua trao đổi nhiệt còn khoảng 230°C được đưa về sấy liệu cho máy nghiền bột
sống.
Như vậy
ngoài việc tận dụng được phần nhiệt lượng dư để phục vụ cho tạo hơi
nước chạy máy phát điện, hệ thống còn giúp giảm nhiệt độ khí vào máy nghiền và
lọc bụi.
Chỉ tính
riêng từ tháng 3/2002 đến10/2006 công nghệ trên đã cung cấp được tổng
lượng điện gần 72 triệu Kwh cho các dây chuyền sản xuất tại Công ty xi măng Hà
Tiên 2. Không chỉ tiết kiệm điện năng, tính từ 7/2004 đến 10/2006 Công ty
còn tiết kiệm được trên 2,1 triệu lít dầu
Theo đánh
giá của Hội Vật liệu xây dựng, đây là là phương pháp dễ áp dụng
cho các nhà máy sản xuất xi măng tại Việt Nam tuy nhiên do công suất phát huy
phụ thuộc hoàn toàn vào lượng nhiệt thừa thu được từ lò nung nên các nhà máy
khi áp dụng cần xem xét tổng hợp, tính toán chính xác nhiều nhân tố liên quan
như dây chuyền công nghệ, bố trí mặt bằng, kết cấu cung cấp và phân phối điện,
thiết bị cấp nước.