Thứ bảy, 23/11/2024 | 11:10 GMT+7

Tháp mặt trời hướng đến một Olympic xanh tại Rio de Janeiro

19/06/2010

Olympic bên cạnh các bộ môn thi đấu còn thu hút người hâm mộ bởi các công nghệ xanh do nước đăng cai xây dựng. Với Olympic 2016, Brazil cũng đã lên kế hoạch mang lại một Olympic không CO2 đầu tiên. Công nghệ được Rio giới thiệu là một tòa tháp mặt trời với khả năng vừa tạo ra năng lượng, vừa làm thác nước.

Tháp mặt trời là một ý tưởng của tổ chức kiến trúc và thiết kế RAFAA Thụy Sĩ. Tháp được trang trí bởi rất nhiều tấm pin năng lượng mặt trời nhằm sản xuất điện cho làng Olympic vào ban ngày. Năng lượng dư thừa sẽ được sử dụng để bơm nước biển vào các bể chứa tại phần trên cùng của tháp. Nước sau đó được đổ vào các tuabin và tạo nên nguồn điện vào ban đêm.

Trong một số dịp đặc biệt, nước biển cũng có thể được bơm vào các mép tòa tháp, tạo nên một thác nước hùng vĩ. Đây sẽ là dấu hiệu của sức mạnh tự nhiên và biểu trưng cho ý thức chung của thành phố đối với quang cảnh xung quanh.

Một tòa nhà lớn nằm ở độ cao 60m so với mực nước biển sẽ đóng vai trò là lối ra vào tháp mặt trời. Tòa nhà này có thể cung cấp một địa điểm dành cho các cuộc hội họp xã hội và các sự kiện. Một thang máy công cộng đưa khách tham quan đến các khu vực quan sát trên tầng 98 và ban công hướng ra thành phố nằm ở trên cùng của tháp (105m so với mực nước biển).

Tại đây, khách tham quan sẽ có cơ hội quan sát toàn bộ quang cảnh xung quanh và đi lại trên thác nước qua một cầu treo bằng kiếng. Ngoài ra, khách tham quan cũng có thể thử cảm giác mạnh với trò chơi nhảy bungee tại tầng 90,5.

RAFAA đề nghị thiết lập tháp mặt trời trên đảo Cotunduba ngay tại cửa ngõ ra vào của vịnh Guanabara. Tháp mặt trời sẽ đóng vai trò là một cột mốc nhận biết khi hành khách đến thành Rio bằng đường không hoặc tàu biển.


Một số hình ảnh về tòa tháp mặt trời:










Thúy Hằng