Thứ ba, 05/11/2024 | 10:25 GMT+7

Đừng trông chờ vào thủy điện

29/06/2010

GS.VS Trần Đình Long, phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, lượng điện năng từ thủy điện chiếm tới trên dưới 40% tổng điện năng của toàn quốc, nên khi thời tiết khắc nghiệt, khô hạn diễn ra, thiếu nước, đặc biệt khi mực nước các hồ xuống quá thấp thì sẽ gây thiếu hụt tương đối lớn điện năng của cả hệ thống.

Nhiệt điện, điện mặt trời, điện gió… là những nguồn điện dồi dào thì dường như lại đang bị bỏ quên.

 

Đừng trông chờ vào thủy điện

 

Theo PGS.TS Đặng Đình Thống, giám đốc Trung tâm Năng lượng mới, Đại học Bách khoa Hà Nội, bản thân thủy điện vốn không ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào ông trời.


image_gallery.jpg

Ở nước ta hiện nay, điện năng từ thủy điện chiếm 40% trong tổng số điện năng sử dụng. Ở những nước có tiềm năng thủy điện lớn, họ cũng chỉ sử dụng đến 12%.

 

GS.VS Trần Đình Long, phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, lượng điện năng từ thủy điện chiếm tới trên dưới 40% tổng điện năng của toàn quốc, nên khi thời tiết khắc nghiệt, khô hạn diễn ra, thiếu nước, đặc biệt khi mực nước các hồ xuống quá thấp thì sẽ gây thiếu hụt tương đối lớn điện năng của cả hệ thống.

 

Cùng quan điểm, ông Trần Viết Ngãi, chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, để khắc phục thiếu điện, phải cho xây vài chục nhà máy nhiệt điện chạy bằng than với công suất 25 - 30 ngàn MW. Không nên trông đợi vào thủy điện vì tính không ổn định của nó.

 

Theo các chuyên gia, nhược điểm của sông ngòi Việt Nam là đều bắt nguồn từ  nước ngoài. Nếu 11 nhà máy thủy điện trên sông Mê Kông được xây dựng như dự kiến thì khả năng nước ta thậm chí không còn nước ngọt mà canh tác, chứ chưa nói gì đến phát triển thủy điện. Rõ ràng, chỉ trông chờ vào thủy điện thì không thể phát triển điện ổn định được.

 

Đối phó với mất điện

 

PGS.TS Đặng Đình Thống cho rằng, tìm ra một giải pháp đối phó thay thế điện là rất khó khăn, trong khi đó việc phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) ở Việt Nam còn nhiều rào cản. Chưa có một cơ chế phát triển nào cho NLTT. Tuy vậy, có thể tận dụng được điều kiện địa lý khu vực mình sống để khắc phục tình trạng thiếu điện, mất điện.


 small_1259721366.nv.jpg

Phong điện ở Bình Thuận 


Hiện, tiềm năng xây dựng các nhà máy thủy điện lớn ở Việt Nam đã được khai thác hết, chỉ còn những loại thủy điện vừa và nhỏ. Trong tương lai, tỷ lệ các nhà máy thủy điện sẽ giảm đi và nhu cầu điện sẽ càng tăng lên. Giải pháp là xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than, nhà máy điện nguyên tử, phát triển năng lượng tái tạo... mới đối phó được tình trạng thiếu điện như hiện nay.

GS.VS Trần Đình Long (Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam)

Đối với những vùng có sông, suối, mương nước chảy qua, nhất là ở miền núi, có thể tạo ra điện bằng cách mua một chiếc máy phát điện nhỏ có giá 300.000đ đang bán nhiều trên thị trường, thả xuống chỗ nước chảy đó là nó sẽ phát ra điện. Ở ngoài đảo thì có thể sử dụng máy phát điện bằng sức gió với công suất 300 - 1.000kWh có giá từ 8 - 10 triệu đồng.

 

Những nơi không có điều kiện tự nhiên thuận lợi như các thành phố  lớn, đô thị, khu đông dân cư, có thể sử  dụng hệ thống điện mặt trời. Tuy nhiên, đầu tư  vào hệ thống điện này khá tốn kém. Một chiếc máy phát điện chỉ sử dụng cho thắp sáng và quạt mát, đầu tư cũng phải 20 - 30 triệu đồng. Với cách này, người dân có thể mua về tấm pin mặt trời, ắc quy, bộ đổi điện và tiến hành lắp đặt theo hướng dẫn là có thể tạo ra một lưới điện mặt trời ổn định.

 

GS.VS Trần Đình Long cho biết một cách khác mà người dân vẫn hay sử dụng là mua thiết bị tích điện như quạt tích điện, hoặc máy phát điện hay sử dụng những bộ đèn bằng năng lượng mặt trời đang được bày bán nhiều trên thị trường...

 

Theo Bee.net.vn