-
Tom Broadbent, sinh viên thiết kế công nghiệp của ĐH De Montfort (Anh), vừa phát triển hệ thống HighDro Power thu gom năng lượng từ chất thải, nước thải trong các đường ống ở những tòa nhà cao tầng.
-
Với số lượng cao ốc ngày càng nhiều ở một đất nước đang phát triển và hiện đại hóa như Việt Nam, ở từng nơi này, chúng ta có thể thay hệ thống điều hòa trung tâm (chạy bằng điện) bằng hệ thống máy lạnh hấp thu (vận hành bằng nhiệt), để tiết giảm được 50% - 60% lượng điện năng tiêu thụ cho cả tòa nhà.
-
Nhật báo Nihon Keizai Shimbun, Nhật Bản, vừa cho biết nước này đã lựa chọn một nhóm công ty để tiến hành nghiên cứu tính khả thi của 15 dự án cắt giảm khí thải nhà kính tại chín nước đang phát triển nhằm thúc đẩy công nghệ năng lượng sạch.
-
Ở góc độ kinh tế, hẳn nhiều người sẽ cho là chuyện vụn vặt khi biết được Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) đặt ra mục tiêu cắt giảm 8% năng lượng sử dụng, 11% lượng nước, 10% lượng chất thải, và 6% lượng khí thải ra môi trường từ nay đến năm 2011, thông qua nhiều chương trình khuyến khích nhân viên thực hiện.
-
Việt Nam được xếp hạng nhất nhì Đông Nam Á về lượng nắng, nhưng hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên này ở ta chưa tương xứng. Nhiều chuyên gia khoa học khẳng định, nước ta đang bước quá chậm trên con đường sử dụng năng lượng tái tạo.
-
Vùng Poitou-Charentes, một trong 22 vùng của nước Pháp, vừa thông qua dự án phát triển năng lượng tái tạo có khả năng cung cấp 30% nhu cầu về năng lượng từ nay đến năm 2020, với tổng số vốn đầu tư lên đến 9,5 tỷ euro
-
Qua 5 năm sử dụng, hệ thống máy nước nóng sử dụng năng lượng Mặt Trời ở khách sạn Sài Gòn Morin hoạt động khá tốt và đã giúp đơn vị tiết kiệm trên 50 triệu đồng/tháng, tương đương với 25.000 kW điện/tháng
-
Mỗi năm, hệ thống đèn chiếu sáng công cộng trên cả nước tiêu tốn nhiều điện năng và gây lãng phí lớn do chưa được điều tiết hợp lý thời điểm bật, tắt đèn. Muốn điều tiết thời gian đèn chiếu sáng phải cần nhân sự đến từng trạm để thay đổi.
-
Với mục tiêu:“Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp” E&E Hai Phong 2010 là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp Hải Phòng, doanh nghiệp trong và ngoài nước quảng bá, giới thiệu các trang thiết bị, công nghệ TKNL, công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ môi trường, nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp.
-
Điện gió hiện nay được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Cho đến thời điểm này, tỉnh Bình Thuận là địa phương có dự án (DA) điện gió nhiều nhất cả nước với 12 DA. Trong đó, 4 DA đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; 5 DA đã hoàn thành báo cáo đầu tư; số còn lại đang được khảo sát và lập báo cáo đầu tư. Tại đảo Phú Quý, nơi cách bờ biển Phan Thiết 58 hải lý cũng có một DA điện gió. Theo Sở Công thương tỉnh Bình Thuận, Công ty điện lực dầu khí VN hiện đang khảo sát địa điểm tại hai xã Ngũ Phụng và Long Hải để đặt 3 trụ tua-bin. Toàn bộ DA có tổng vốn đầu tư 352,48 tỉ đồng. Nếu DA hoàn thành sẽ cung cấp sản lượng điện hơn 25 triệu kWh/năm, đáp ứng cơ bản nguồn năng lượng cho đảo Phú Quý.
-
Tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, không chỉ là giải pháp tốt để bảo đảm anh ninh năng lượng cho Việt Nam cũng như các nước ASEAN khác, mà còn góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu nguyên nhân làm biến đổi khí hậu, vốn là một mối đe dọa lớn, đặc biệt là với những quốc gia ven biển như Việt Nam.
-
N100 tiêu thụ ít năng lượng hơn tới 200 lần. Đây được coi là loại đèn thay thế hiệu quả cho các loại đèn dùng năng lượng hóa thạch ở các nước đang phát triển, những vùng bị thiên tai mà không gây ô nhiễm môi trường.
-
Dự án nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục ý thức tiết kiệm điện, giảm hiệu ứng nhà kính và tính trạng trái đất nóng lên; dần đưa những thiết bị điện công nghệ cao đến với người nghèo. Đây là một dự án hữu ích cho người nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là tại 62 huyện nghèo. Những sản phẩm được hỗ trợ sản rất phù hợp với địa hình bị chia cắt của các vùng, miền núi nước ta.
-
Không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, giảm lượng nước tiêu thụ mà còn giúp DN phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định uy tín" – Giám đốc Nhà máy Chè Ngọc Lập Lưu Hồng Nga đã chia sẻ về hiệu quả quá trình tham gia sản xuất sạch hơn (SXSH) của nhà máy
-
Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) là quốc đứng đầu thế giới về xuất khẩu dầu mỏ, nhưng theo ý kiến của chuyên gia năng lượng thay thế quốc tế, ông Sultan Al Jaber thì các quốc gia Trung Đông này trong tương lai có thể trở thành nước dẫn đầu thế giới về năng lượng thay thế.
-
Năng lượng mặt trời, một nguồn năng lượng vô cùng dồi dào dường như vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, những điều chúng tôi ghi nhận được về những giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời có thể là một lời giải khá hữu hiệu trong thời điểm nguồn nước cho thủy điện ngày càng bất ổn, nhiên liệu dự trự đã dần cạn kiệt.
-
Tại Diễn đàn kinh tế các nước Đông Á diễn ra ở TP Hồ Chí Minh vào đầu tháng 6-2010, các chuyên gia khoa học, kinh tế, tập đoàn đa quốc gia đã nêu nhiều giải pháp tìm kiếm những nguồn năng lượng mới, trong đó có nhiên liệu sinh học (NLSH) để từng bước bổ sung và thay thế nguồn năng lượng từ dầu mỏ.
-
IEA cho biết, trong năm 2009, Trung Quốc tiêu thụ khối lượng năng lượng gồm dầu thô, than đá, năng lượng hạt nhân, khí đốt tự nhiên... tương đương 2.252 triệu tấn dầu mỏ, cao hơn 4% so với tổng khối lượng năng lượng mà Mỹ tiêu thụ.
-
Bộ trưởng Năng lượng ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia thống nhất, đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác kết nối lưới điện 3 nước Việt Nam – Lào - Campuchia, đặc biệt là dự án liên kết mức 230kV và 500 kV.Thời gian tới, các bộ trưởng thống nhất, đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác kết nối lưới điện 3 nước Việt Nam – Lào - Campuchia, đặc biệt là dự án liên kết mức 230kV và 500 kV. Nhận thức tính phức tạp và tiềm năng lớn của dự án 500kV, các bộ trưởng thỏa thuận thêm “sẽ thành lập càng sớm càng tốt Nhóm công tác chung nghiên cứu vấn đề này”.
-
Biên bản thỏa thuận tập trung vào những vấn đề quan trọng về năng lượng trong thời gian tới như thỏa thuận đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác kết nối lưới điện ba nước (dự án chung), đặc biệt là dự án liên kết mức 230 kV và 500 kV; hỗ trợ khai thác khả năng phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mekong trên cơ sở đảm bảo môi trường, hệ thống sinh thái và xã hội