Chủ nhật, 19/05/2024 | 08:05 GMT+7

Dùng muối trữ năng lượng

28/08/2009

Kỹ thuật khai thác năng lượng mặt trời hiện nay chia thành hai nhóm: sử dụng tế bào quang điện (PV - photovoltaic) để biến trực tiếp ánh sáng thành điện và công nghệ tập trung bức xạ mặt trời (CST - concentrated solar thermal) để chạy các máy phát điện.

Nhưng cả hai nhóm này hiện đều gặp trở ngại kỹ thuật. Công nghệ quang điện PV đòi hỏi nguyên liệu chuyên dụng làm pin mặt trời vốn thuộc nhóm các nguyên tố rất hiếm. Còn kỹ thuật nhiệt - điện CST tạo được nguồn năng lượng rất lớn thì khó lưu trữ. Khả năng tích chứa trong bình ăcquy cũng không khả thi vì thiếu hụt nguồn kim loại lithium.

Các nhà khoa học Đức đưa ra giải pháp dùng muối tích trữ năng lượng mặt trời. Theo đó, hỗn hợp 60% Na2NO3 và 40% K2NO3 được nung chảy ở 2500C rồi bơm lên một ngọn tháp, nơi đó hàng trăm bộ kính phản chiếu tia nắng mặt trời làm tăng nhiệt độ của muối lên 5650C.

Dòng muối nhiệt độ cao đổ xuống chân tháp được phân phối vào các bộ trao đổi nhiệt, đun sôi nước tạo áp suất hơi chạy tuôcbin phát điện. Sau khi trở lại mức nhiệt ban đầu, dòng muối trở lại chân tháp để được bơm lên, tiếp tục chu trình khép kín.

Người ta có thể chọn các tổ hợp muối khác nhau, kể cả muối ăn NaCl, để có thang nhiệt thích hợp cho việc vận hành. Khoảng cách nhiệt độ từ nóng chảy đến bốc hơi càng lớn thì càng hiệu quả do sẽ cần ít muối hơn, công bơm vì vậy cũng giảm.

Với phương pháp này người ta có thể phát điện cả khi không có nắng và sẽ được vận dụng từ năm 2011 ở Tây Ban Nha.

(Nguồn: Tiền phong online)