Thứ bảy, 18/05/2024 | 20:11 GMT+7

Việt Nam làm chủ công nghệ đốt rác thu hồi nhiệt

02/05/2013

Với công suất 300 tấn/ngày, từ đầu năm 2012 đến nay, Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây (Hà Nội) đã xử lý được gần 100 nghìn tấn rác cho thành phố Hà Nội, đảm bảo các chỉ tiêu về khí thải, mùi, nước thải bằng công nghệ đốt rác thu hồi nhiệt.

Với công suất 300 tấn/ngày, từ đầu năm 2012 đến nay, Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây (Hà Nội) đã xử lý được gần 100 nghìn tấn rác cho thành phố Hà Nội, đảm bảo các chỉ tiêu về khí thải, mùi, nước thải bằng công nghệ đốt rác thu hồi nhiệt.

0dff15a3c_dot_rac_89679.jpg

Lần đầu tiên, Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ cả 3 khâu (nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị). Theo đó, lượng nhiệt thoát ra từ khí thải được tận dụng để sấy rác và sấy nóng không khí cấp cho lò đốt, vừa giảm được độ ẩm và tăng nhiệt trị cho rác, vừa tiết kiệm được nguồn năng lượng, lại giảm các chi phí xử lý khí thải lò đốt. Hệ thống thiết bị có khả năng hoạt động độc lập hoặc liên hoàn theo từng nhóm công suất 150-300 tấn hoặc 250-500 tấn, dễ dàng áp dụng cho các quy mô đô thị và nông thôn Việt Nam.

Công nghệ này còn có thiết bị cắt các loại rác cồng kềnh làm đồng đều kích thước rác, nâng cao hiệu quả của quá trình sấy và đốt rác. Khâu phân loại thực hiện việc loại bỏ các thành phần rác không cháy, tăng nhiệt trị của rác trước khi đem vào lò đốt. So với phương pháp chôn lấp, công nghệ này giảm khoảng 85% quỹ đất, giảm 75% phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, xử lý triệt để chất thải, đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường, khối lượng chất trơ và tro xỉ sau xử lý đem chôn lấp chỉ khoảng 19% khối lượng rác đầu vào.

Thúy Hằng