Thứ bảy, 18/05/2024 | 20:56 GMT+7

Điện cho tất cả mọi người

01/11/2010

Có khoảng 1.5 tỷ người, tương đương 1/5 dân số thế giới sống thiếu điện, và khỏang hơn 1 tỷ người sống ở những nơi không có nguồn cung điện ổn định. Trong số đó, 85% sống ở nông thôn và vùng sâu vùng xa. Liên hiệp quốc ước tính phải chi 35 đến 40 tỷ USD mỗi năm từ nay đến năm 2030 để mọi người trên hành tinh này có thể nấu ăn, sưởi ấm, chiếu sáng, và sử dụng năng lượng vào các mục đích như học tập, sinh hoạt.

Thế giới cần nhiều hơn các sáng kiến và tiên phong hành động để đem lại nguồn điện cho hàng tỷ người tại các nước nghèo trên thế giới.


Có khoảng 1.5 tỷ người, tương đương 1/5 dân số thế giới sống thiếu điện, và khỏang hơn 1 tỷ người sống ở những nơi không có nguồn cung điện ổn định. Trong số đó, 85% sống ở nông thôn và vùng sâu vùng xa . Mở rộng mạng lưới năng lượng đến những vùng này là vô cùng tốn kém.



Liên hiệp quốc ước tính phải chi 35 đến 40 tỷ USD mỗi năm từ nay đến năm 2030 để mọi người trên hành tinh này có thể nấu ăn, sưởi ấm, chiếu sáng, và sử dụng năng lượng vào các mục đích như học tập, sinh hoạt. Cơ quan năng lượng quốc tế cho biết, theo xu hướng hiện tại, số lượng người sống thiếu năng lượng sẽ không tăng, và 16% dân số thế giới vẫn sống thiếu điện vào năm 2030.


201036tqp0092.jpg


Nhưng tại sao lại phải chờ các giải pháp theo kiểu từ trên cấp xuống trong khi chúng ta có thể cung cấp năng lượng từ dưới lên mà không cần phải đợi sự tham gia từ của chính trị gia hay các tổ chức?



Giá công nghệ đang giảm xuống nhanh chóng, từ những tấm pin mặt trời cho đến các panel đốt sáng tiêu tốn ít năng lượng (LED). Hệ thống này nếu áp dụng ở những vùng sâu vùng xa, sẽ mang tính bền vững cao và tạo ra ít khí thải carbon.


Tại các nước phát triển, trên thực tế, xu hướng này nhằm hướng một hệ thống linh hoạt hơn trong việc phân phối, khiến nguồn năng lượng trở nên bền vững hơn. Các nước đang phát triển đang có cơ hội đi tắt đón đầu, giống như việc họ đã bỏ qua viễn thông cố định để tiến thẳng tới các thiết bị di động.


Nhưng cũng giống như sự phát triển của điện thoại di động, cần khuyến khích áp dụng các phương thức mới.


Thắp sáng thế giới


Hãy bắt đầu với việc chiếu sáng, điều giúp ta nhớ đến sự phát triển của những quốc gia giàu có. Tại hội nghị “Thắp sáng châu Phi” diễn ra tại Nairobi vào tháng 5 vừa qua, Ngân hàng Thế giới khuyến khích xây dựng những dự án tư nhân dành cho người nghèo.


Giá pin mặt trời đang giảm, do đó chi phí cho mỗi kilowatt điện cũng giảm một nửa so với thập niên trước. Điều này sẽ giúp xóa sổ đèn dầu trong 10 năm nữa, giống như cách mà điện thoại di động chiếm ưu thế trong suốt 13 năm qua. Điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích: các hộ gia đình tại các nước đang phát triển chi tới 30% thu nhập cho dầu hỏa, và dầu hỏa thắp sáng gây ô nhiễm không khí và gia tăng nguy cơ hỏa hoạn.


Nhưng những công nghệ này còn quá xa đối với những người nghèo. “Có cả trăm triệu người có khả năng mua năng lượng sạch, nhưng còn cả tỷ người chưa thể tiếp cận được”, theo lời của Sam Goldman, giám đốc điều hành của D.light, công ty phát triển một loạt các hệ thống năng lượng mặt trời. Công ty này sản xuất các loại đèn năng lượng mặt trời với giá 10$, nhưng để cả thế giới cùng sử dụng được, giá thành phải giảm xuống 5$. Vì vậy vẫn còn nhiều việc phải làm.


Chúng ta không chỉ cần những công nghệ mới mà cả những mô hình mới. Phần lớn các dự án mang năng lượng đến người nghèo tập trung ở khu vực Nam Á, nơi mà 570 triệu người dân ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh, chủ yếu ở khu vực nông thôn, sống không có điện.


Có một ý tưởng là sử dụng công nghệ biogas để cung cấp năng lượng cho khu vực nông thôn. Husk Power Systems, một công ty Ấn Độ, sử dụng máy phát điện diesel từ thế chiến thứ hai trang bị cùng hệ thống biogas lấy từ trấu đã hoàn toàn phân hủy. Mỗi máy phát có thể cung cấp điện cho 600 hộ gia đình.


Sự xuất hiện và phát triển của năng lượng sinh học là một bước tiến quan trọng của con người. Mục đích của nó là tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh năng lượng. Một người nông dân chăn nuôi có thể sử dụng máy phát điện 1 kilowatt với nhiên liệu là khí metan từ phân bò chứa trong hầm nhà. Ông có thể bán điện cho hàng xóm và sử dụng nhiệt thải từ máy phát để chạy tủ lạnh và làm sữa.


Một dự án khác, tại Ấn Độ, nhằm thay đổi phương thức tiêu thụ năng lượng của phụ nữ Ấn Độ, từ việc chặt đốn gỗ sang sử dụng các sản phẩm khí hóa lỏng. Bốn công ty điện lực nhà nước của Ấn Độ sẽ xây dựng một mạng lưới với hàng ngàn khu bếp cộng đồng sử dụng khí hóa lỏng. Doanh nhân địa phương sau đó sẽ cung cấp hệ thống này đến người dân và thu phí sử dụng 15 phút mỗi lần.

Harish Hande, giám đốc điều hành Selco Solar, một doanh nghiệp xã hội ở Ấn Độ thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ mới sử dụng năng lượng mặt trời, nói điều quan trọng không nằm ở việc cung cấp năng lượng cho người nghèo mà là ở việc cung cấp cho họ cách tạo ra thu nhập.


Chẳng hạn, năm ngoái công ty ông đã chế đạo ra máy may sử dụng năng lượng mặt trời. Năm ngoái, họ bắt đầu phát triển một phòng thí nghiệm ở vùng nông thôn Karnataka, nam Ấn Độ. Phòng thí nghiệm đang phát triển hệ thống máy sấy chuối sử dụng năng lượng tạo ra từ mưa và mặt trời để sản xuất ra chuối sấy khô, giúp nông dân không còn phải bán trực tiếp nông sản nữa.


Công cụ sinh lời


Ngay cả khi công nghệ và mô hình đã sẵn sàng, thì quá trình triển khai vẫn còn nhiều khó khăn. Hai khó khăn chính là nguồn vốn để bắt đầu và duy trì hệ thống phân phối ổn định. Tại thời điểm này, hầu hết các dự án được tài trở bởi các cá nhân giàu có, các qũy và tổ chức xã hội. Có một tranh cãi nổ ra xung quanh việc tư nhân có thể phát triển thành công dự án hay các tổ chức phi lợi nhuận cần được cân nhắc tới để tìm kiếm tài trợ và phân phối?


Các tổ chức tài chính vi mô dường như là đối tác tài chính chủ yếu trong việc giúp đỡ người nghèo tiếp cận với hệ thống năng lượng, vì họ là tổ chức có tới hàng trăm triệu khách hàng nghèo.


Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, một người phụ nữ mua một chiếc di động và ngay lập tức thu lợi từ việc kinh doanh cuộc gọi, còn một gia đình mua một chiếc đèn năng lượng thay thế cho đèn dầu, phải mất đến nhiều tháng thu nhập, và không có thu nhập thực tế từ chiếc bóng đèn. Với các dự án lớn hơn, như các máy phát điện vi mô, cần những khoản vay lớn hơn, đồng nghĩa với rủi ro cao hơn.


Hơn nữa, các tổ chức tài chính vi mô có thể thiếu kinh phí để xác định nhà cung cấp năng lượng uy tín, đào tạo cán bộ về công nghệ năng lượng sạch và xây dựng một mạng lưới hỗ trợ các dự án này.


Phân phối cũng là một vấn đề, đặc biệt là ở châu Phi và Nam Á, nơi sinh sống của phần lớn những người thiếu năng lượng trên thế giới. Điều kiện về cơ sở hạ tầng và hệ thống cung ứng là vô cùng nghèo nàn. Cần kiếm được nguồn tài trợ cho việc tuyển dụng và tập huấn đội ngũ bán hàng, tuyên truyền cho người dân về lợi ích của việc chuyển từ sử dụng đèn dầu sang sản phẩm dùng khí hóa lỏng.


Nhưng có những vấn đề có thể dễ dàng giải quyết. Đó là vấn đề thuế nhập khẩu năng lượng sạch đang ở mức cao tại các nước phát triển, đặc biệt là tại Châu Phi. Ethiopia áp thuế 100% cho các sản phẩm từ năng lượng mặt trời, trong khi Malawi áp thuế 47.7% cho các hệ thống chiếu sáng LED. Các loại thuế như vậy tạo ra cảm giác chỉ có những người giàu mới có khả năng chi trả. Nhưng những vấn đề này từng được đặt ra từ một thập kỉ trước với điện thoại di động – và hãy nhìn vào sự phát triển của điện thoại di động ngày hôm nay.


Mai Phương (theo The Economist)