-
Cho tới năm ngoái, ngành năng lượng gió dường như đã tránh khỏi sự tàn phá nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, sau đó, nhà sản xuất tuabin gió lớn nhất thế giới Vestas, buộc phải cắt giảm 3000 nhân công trong các nhà máy ở châu Âu. Đó phải chăng chỉ là sự điều chỉnh cơ cấu theo mô hình kinh doanh của một nhà sản xuất hay báo hiệu cho mối đe dọa tiềm tàng đối với sự phát triển toàn cầu của ngành này?
-
Các nhà khoa học thuộc đại học tổng hợp Cornell đang có hi vọng dùng một số loại vi khuẩn trong chất thải nhà máy bia để sản xuất xăng sinh học và các sản phẩm hữu ích khác. Largus T. Angenent, phó giao sư ngành kỹ thuật sinh học và môi trường, tác giả chính cùng trợ lý Jeffrey J. Werner gần đây đã đăng một bài viết về nghiên cứu của mình trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Biên bản của Viện hàn lâm khoa học quốc gia).
-
Thực hiện Quy hoạch Điện VI đã được Chính phủ phê duyệt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành toàn bộ công trình Nhà máy thủy điện Sơn La (công suất 2.400 MW) vào cuối năm 2012. Trước mắt, trong năm 2011, EVN dự kiến phát điện tổ máy số 2 vào ngày 30/4; tổ máy số 3, ngày 31/8; tổ máy số 4, ngày 31/12.
-
Cục pin có tên Hyperion Power Module, được thiết kế để cung cấp năng lượng cho các thành phố nhỏ với số hộ dân ít hơn 20.000 nhà, cũng như những căn cứ quân đội, những công ty khai thác mỏ, những nhà máy khử muối, và thậm chí cả những tàu thương mại hoặc du thuyền. Ông John Deal, CEO của Hyperion Power, nói: “Công nghệ của chúng ta đang thay đổi diện mạo. Có rất nhiều ứng dụng thú vị”.
-
Nguồn chất thải từ nhà máy nhiệt điện đã được tiến sĩ Nguyễn Hồng Quyền và các đồng sự tại Phòng Công nghệ và Ứng dụng Vật liệu, Viện Khoa học Vật liệu (thuộc Viện Khoa học Công nghệ) nghiên cứu và chế tạo thành than hoạt tính và một loại chất phụ gia xây dựng có giá trị kinh tế cao.
-
Theo Bộ Công Thương, phiên đàm phán chính thức đầu tiên Hiệp định Liên chính phủ Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 sẽ tiến hành vào đầu tháng 3 tới, tại Hà Nội. Tại buổi làm việc Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA cho các dự án công nghiệp, đặc biệt là dự án hạ tầng cơ sở bao gồm các dự án nguồn và lưới điện…
-
Lò hơi phản ứng hạt nhân số 1 do Trung Quốc tự phát triển hoàn toàn vừa vượt qua kì thử nghiệm một cách thành công. Sự kiện này xảy ra chỉ một tháng sau thành công đầu tiên tại nhà máy năng lượng hạt nhân Hongheyan, nâng cao khả năng của Trung Quốc trong việc sản xuất trang thiết bị điện hạt nhân nội địa thế hệ thứ hai, công suất hàng triệu kilowatt.
-
Trước nhu cầu về điện ngày càng tăng, ngày 25/11/2009 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 41/2009/QH12 về chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận với tổng công suất 4000 MW. Theo lộ trình, Nhà máy sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2014, chính thức vận hành vào năm 2020. Ông Lê Văn Hồng, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết, hiện nay, công tác chuẩn bị cho Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận 1 đang được triển khai đúng với yêu cầu về tiến độ của Chính phủ.
-
Nga cho biết nước này sẵn sàng hỗ trợ Indonesia xây dựng nhà máy điện nguyên tử của mình. Trong cuộc họp báo hồi thứ ba tuần trước, đại sứ Nga ở Indonesia, ông Alexander Ivanov nói rằng tương lai của việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Indonesia là một trong số những vấn đề mà Nga sẵn sàng mang ra thảo luận tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) trong năm nay.
-
Một công ty xi măng ở Tuy-ni-di mới đây đã ký một hợp đồng thỏa thuận với Clean Development Projects Limited, một công ty có trụ sở ở Luân Đôn chuyên về xúc tiến và tạo điều kiện thuận lợi cho sự bền vững về năng lượng, để trồng một đồn điền cây năng lượng sinh học rộng 500.000ha ở Tuy-ni-di.
-
Ông Nick Getzen, phát ngôn viên của The Jobs Project – lúc đó đang cố gắng tạo cơ hội việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cho người dân Tây Virgina và Kentucky cho biết, Những người dân ở đây đã từng tỏ ra hoài nghi khi ý tưởng này được đưa ra khoảng 1 năm trước đây. Trong các công trường phía nam, người dân thậm chí chỉ có thể lấy điện từ một nguồn duy nhất – các nhà máy điện than đá.
-
Trên cơ sở triển khai kiểm toán năng lượng thí điểm tại một số nhà máy nhiệt điện và lập danh sách theo dõi việc sử dụng điện của trên 2.700 khách hàng sản xuất trọng điểm sử dụng từ 3 triệu kWh/năm trở lên đã phát hiện những khâu lãng phí, thất thoát điện năng, nhờ đó xây dựng các giải pháp cụ thể. Nhờ vậy, EVN đã giảm tỷ lệ tổn thất điện năng trong 5 năm gần đây lên trên 2,1 tỷ kWh. Các dự án cụ thể mà EVN đang tiến hành chủ yếu hướng tới lĩnh vực sử dụng điện trong sinh hoạt và dịch vụ thương mại.
-
Theo dự báo mới nhất của Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp (IPSI), nhu cầu sắn khô cho sản xuất Ethanol lên tới 1,2 triệu tấn/năm. Đây là dự báo mới nhất về nhu cầu sắn lát khô cho sản xuất nhiên liệu cồn sinh học Ethanol từ nay đến năm 2015, dựa trên công suất thực tế của các nhà máy đang hoạt động và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2011.
-
So với thế giới, hiệu suất sử dụng năng lượng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam rất thấp: Trong các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-32%, thấp hơn 10% so với các nước khác; hiệu suất của các lò hơi công nghiệp cũng chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới 20%. Bộ Công Thương dự báo, với tốc độ sử dụng điện lãng phí như hiện nay, ngay giai đoạn 2010-2020, VN đã trở thành nước nhập khẩu và phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Do vậy, nếu giá điện tăng lên và vận hành theo giá thị trường sẽ khiến người dân hạn chế sử dụng điện và buộc các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc, công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng hơn.
-
Những “nhà máy” sản xuất điện mặt trời sẽ được xây dựng trên quỹ đạo của trái đất. Năng lượng điện sau khi được tạo ra sẽ được chuyển thành dạng vi sóng để truyền về trái đất thông qua các vệ tinh. Một hệ thống trên mặt đất sẽ chuyển những tín hiệu sóng này thành điện phục vụ sinh hoạt.
-
Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân cả nước trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011. Các nhà máy điện và hệ thống lưới truyền tải vận hành ổn định, sự cố lưới điện phân phối xảy ra không nhiều. Khi sự cố xảy ra, các Tổng công ty Điện lực đã khẩn trương xử lý, khôi phục cấp điện trong thời gian ngắn nhất. Đặc biệt về việc xả nước đợt 1 phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2010-2011, các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các trạm bơm được cung cấp điện liên tục, ổn định; ba hồ Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã xả 1,37 tỷ m3 nước.
-
Ông Nelson Labrada, Phó Bộ trưởng Bộ Mía đường phát biểu: “ Dự án này sử dụng bã mía đường để tạo năng lượng, nhờ đó tránh được khó khăn về nguồn cung- vấn đề căn bản của các nguồn sinh khối khác. Bã mía đường là phần chất xơ còn lại sau khi nghiến mía. Ở Cuba, bã mía sẵn có ở các nhà máy đường và nhà máy sản xuất năng lượng từ bã mía có thể đáp ứng tới 40% nhu cầu năng lượng của đất nước hiện nay.”
-
Các nhà nghiên cứu tại đại học Leeds đang phát triển quy trình rang biến đổi sinh khối thô từ vật liệu lớn, tan trong nước thành bột giàu năng lượng dùng làm chất đốt cho các nhà máy điện sử dụng than đá. Quy trình vận hành ở nhiệt độ khá thấp và giống như quy trình đang được áp dụng để rang hạt café. Nếu các nhà khoa học có thể giải quyết được một số vấn đề cản trở thì quy trình này sẽ tạo ra bước chuyển đổi từ nhà máy điện đốt than đá sang sinh khối, từ đó có thẻ giảm phát thải khí nhà kính.
-
Trong năm 2010 các nhà máy điện của Tổng công ty đều hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả, sản lượng điện thương mại tăng cao, cụ thể: Tổng sản lượng điện thương mại thực hiện năm 2010 là 12,685 tỷ kWh, vượt 25% so với kế hoạch Tập đoàn giao (10,15 tỷ kWh) và tăng 49% so với kế hoạch năm 2009 (8,541 tỷ kWh), trong đó Nhà máy điện Cà Mau 1&2 đạt 9,186 tỷ kWh hoàn thành 121% kế hoạch; nhà máy điện Nhơn Trạch 1 đạt 3,499 tỷ kWh hoàn thành 137% kế hoạch năm.
-
Bang Guijarat, Ấn Độ đã thông qua dự án năng lượng thủy triều với quy mô thương mại đầu tiên ở Châu Á. Dự án này được tiến hành ở vịnh Gulf of Kutch. Nhà máy năng lượng thủy triều công suất 50MW sẽ được xây dựng bởi liên doanh giữa tập đoàn Atlantis Resources Corporation (Anh quốc) và tập đoàn Gujarat Power Corporation (Ấn Độ). Dự kiến nhà máy sẽ khởi công vào đầu năm 2011.