Thứ bảy, 23/11/2024 | 14:43 GMT+7

Hợp kim mới tăng tuổi thọ lò phản ứng hạt nhân

04/05/2011

Các nhà khoa học Nga đã chế tạo thành công một loại hợp kim mới cho phép kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hạt nhân lên tới 100 năm.Loại hợp kim mới được tạo ra từ một thí nghiệm thực hiện tại nhà máy Ijora với khối lượng thu được là 250 tấn. Nga sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng loại hợp kim này sau khi hoàn tất việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Baltique tại vùng Kaliningrad. Với tổng công suất đạt 2.300 MW, hai lò phản ứng hạt nhân của nhà máy sẽ lần lượt được đưa vào sử dụng vào năm 2016 và 2018.

Các nhà khoa học Nga đã chế tạo thành công một loại hợp kim mới cho phép kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hạt  nhân lên tới 100 năm.



Tuyên bố này được ông Alexeï Orychtchenko, Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu vật liệu xây dựng Prometeï mới đây đưa ra tại  Saint-Petersbourg. Ông cũng cho biết thêm, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc gia Nga (Rosatom) đã quyết định sử dụng hợp kim này để xây dựng các lò phản ứng cho một nhà máy điện hạt nhân mới.


lophanung.jpg


Văn phòng nghiên cứu Gidropress, thành viên của Tập đoàn năng lượng hạt nhân Atomenergoprom (Nga), sẽ chịu trách nhiệm điều chỉnh các bản vẽ kỹ thuật của loại lò mới này.


Loại hợp kim mới được tạo ra từ một thí nghiệm thực hiện tại nhà máy Ijora với khối lượng thu được là 250 tấn. Nga sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng loại hợp kim này sau khi hoàn tất việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Baltique tại vùng Kaliningrad. Với tổng công suất đạt 2.300 MW, hai lò phản ứng hạt nhân của nhà máy sẽ lần lượt được đưa vào sử dụng vào năm 2016 và 2018. 


Kéo dài thời gian khai thác các lò phản ứng hạt nhân là một nhiệm vụ chiến lược, cho phép giảm chi phí phá dỡ các lò phản ứng đã cũ nát. Ông Gorynine, Viện trưởng Viện Prometeï, cho biết: “Hiện nay chi phí dỡ bỏ một lò phản ứng hạt nhân cũ tương đương với chi phí xây mới một lò khác, do đó kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hạt nhân thực sự là một nhiệm vụ cấp bách mang tầm chiến lược.”  

Ngọc Oanh (Theo Techno-Science)