Thứ sáu, 22/11/2024 | 17:56 GMT+7

Ngân hàng Thế giới hạn chế khoản vay cho nhà máy điện đốt than

17/04/2011

Ngân hàng thế giới đang dự định điều chỉnh các quy định của mình hạn chế khoản vay dành cho nhà máy điện đốt than. Theo đó chỉ có nhóm nước nghèo nhất mới được xem xét nhận các khoản hỗ trợ hay khoản vay để xây dựng nhà máy điện đốt than. Các nước này chỉ được vay nếu phải chứng minh được việc xây dựng đó là cần thiết và các phương án thay thế, ví dụ như năng lượng tái tạo là không khả thi.

Trước áp lực từ những người ủng hộ năng lượng xanh kêu gọi Ngân hàng thế giới điều chỉnh các quy định của mình, ngân hàng này đang dự định sẽ hạn chế khoản vay dành cho nhà máy điện đốt than.


Theo những quy định mới được đề xuất, chỉ có nhóm nước nghèo nhất mới được xem xét nhận các khoản hỗ trợ hay khoản vay để xây dựng nhà máy điện đốt than. Các nước này chỉ được vay nếu phải chứng minh được việc xây dựng đó là cần thiết và các phương án thay thế, ví dụ như năng lượng tái tạo là không khả thi.


Ngân hàng phát triển đang soạn thảo chiến lược năng lượng hoàn toàn mới, một phần là do lo ngại rằng các hoạt động cho vay hiện tại của ngân hàng đang ưu tiên cho năng lượng hóa thạch. Bản dự thảo này nhấn mạnh tới tiềm năng của các nguồn năng lượng tái tạo.


Cooling-towers-and-smoke--007.jpg


Cooling-towers-and-smoke--007.jpgCooling-towers-and-smoke--007.jpgTuy nhiên những người ủng hộ năng lượng sạch cho rằng bản dự thảo là chưa thỏa đáng. Bà Alison Doig,  tư vấn viên cấp cao về biến đổi khí hậu của tổ chức Christian Aid phát biểu: “Bản dự thảo chiến lược này thật đáng thất vọng. Có vẻ như  ngân hàng thế giới đang cố gắng ủng hộ năng lượng sạch trong khi nhìn chung vẫn tiếp tục hỗ trợ các dự án năng lượng gây ô nhiễm như trước đây. Mặc dù đề xuất cấm cho các khoản vay để xây nhà máy điện đốt than ở các nước thu nhập trung bình, ngân hàng vẫn tiếp tục những dự án đầu tư nhiên liệu hóa thạch ở các nước nghèo, đẩy họ vào một tương lai đầy khí thải các-bon. Trên thực tế, điều này có nghĩa là ngân hàng vẫn sẽ chi nhiều hơn cho nhiên liệu hóa thạch vì họ dự định duy trì các dự án gây ô nhiễm này tại các nước nghèo.”


Bà nói thêm: “Bản dự thảo miêu tả hùng hồn cảnh khốn khổ của hơn 2 tỷ người sống trong tình trạng thiếu năng lượng, phải nấu ăn bằng bếp lửa, không có ánh sáng điện, không có điện cho các nhà máy nhỏ hoạt động. Nhưng chúng tôi lo lắng rằng bản dự thảo không nếu rõ cách để giải quyết vấn đề và mục đích được ra thật ít ỏi – chỉ hỗ trợ được không tới 2% số người hiện không có điện”.


Các khoản vay của Ngân hàng thế giới dành cho nhiên liệu hóa thạch trở thành mục tiêu công kích của những người ủng hộ năng lượng sạch. Ví dụ trong năm ngoái, ngân hàng này bị chỉ trích vì đã hỗ trợ gần 4 tỷ USD cho công ty Eskom ở Nam Phi để xây dựng nhà máy điện đốt than lớn nhất thế giới.


Trong vòng 1 năm tính tới tháng  6/2010, ngân hàng này cũng đã chi 3,4 tỷ bảng Anh (khoảng 5,6 tỷ USD) – một phần tư tổng số tiền dành cho các dự án năng lượng – để đầu tư nhà máy năng lượng đốt than ở các nước đang phát triển. Số tiền này nhiều gấp 40 lần so với 5 năm trước đây.


Ngân hàng thế giới cũng bị công kích vì những nỗ lực nhằm tiếp quản quỹ quốc tế dành cho dự án chống biến đổi khí hậu.  Bà Doig nói: “Có vẻ như ngân hàng thế giới cho rằng họ có thể quản lý quỹ chống biến đổi khí hậu của thế giới trong khi vẫn tiếp tục tài trợ phát triển năng lượng gây ô nhiễm. Thay vì thế, họ nên đưa ra một chiến lược rõ ràng và khả thi để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, từ đó giúp các nước đang phát triển ứng dụng công nghệ mới của với thế kỷ 21”.


Bản đề án mới của Ngân hàng có thể sẽ mất vài tháng để được thông qua.


Kim Anh (theo guardian.co.uk)