-
Hãng APC vừa cho ra mắt bộ lưu điện MGE Galaxy 7000®, mang lại mức độ hiệu quả bảo vệ năng lượng mới cho hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) và những thiết bị khác... Với hiển thị dạng số cùng với đầy đủ các chức năng, bộ lưu điện mới này có khả năng thích ứng toàn diện với các ứng dụng khác nhau, từ các trung tâm dữ liệu lớn, đến các doanh nghiệp công nghiệp và sản xuất.
-
“Điện mặt trời vẫn là lựa chọn tốt để cấp điện cho hộ gia đình vùng sâu, vùng xa” - PGS.TS Đặng Đình Thống, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới, Đại học Bách khoa Hà Nội đã nhấn mạnh như vậy, khi cho rằng nguồn điện pin mặt trời phù hợp với điều kiện của hầu hết các đảo trên biển Đông (đặc biệt là các đảo nhỏ khu vực Đông - Bắc) cũng như các xã, bản ở các khu vực vùng sâu, vùng xa.
-
Sắp tới, hãng sản xuất đồ điện tử Nhật Bản – Sanyo sẽ cung cấp thêm cho thị trường 2 máy chiếu mới, nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng mang mã hiệu lần lượt là: PLC-XW250 và PLC-XW200. Cả hai đều nhắm đến đối tượng là các trường học hoặc các trung tâm giảng dạy với khả năng trình chiếu ở độ phân giải 1280x768 cùng công nghệ tiết kiệm năng lượng mới được phát triển từ chính Sanyo nhưng vẫn cho chất lượng và độ sáng tốt.
-
Theo D-Link, các thiết bị chuyển mạch (switch) tiết kiệm năng lượng mới của hãng giảm được 73% lượng điện năng tiêu thụ mà không giảm khả năng vận hành.
-
Trong đề tài khoa học trọng điểm cấp nhà nước KC.07.18, PGS. TS Trần Thanh Kỳ (Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị nhiệt và Năng lượng mới, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy lạnh hấp thụ (NH3+ H2O) không cần sử dụng điện, mà sử dụng các loại nhiên liệu như than, dầu, khí đốt, than cám, trấu, mùn cưa ...để sản xuất nước đá.
-
Tìm nguồn năng lượng mới từng bước thay thế dầu mỏ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất là yêu cầu cấp bách đối với mọi quốc gia. Là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng trên. Khảo sát kinh nghiệm của các quốc gia, lựa chọn bước đi hợp lý trong đa dạng hóa các nguồn năng lượng là đặc biệt cần thiết đối với nước ta.
-
Năng lượng mới, năng lượng tái tạo… Những khái niệm từ lâu đã không còn là mới mẻ và xa lạ tại nhiều quốc gia phát triển ở Tây Âu, Bắc Mỹ... nơi có nền sản xuất và trình độ khoa học công nghệ cao với nguồn nhân lực và tài chính dồi dào.
-
Trong đề tài khoa học trọng điểm cấp nhà nước KC.07.18, PGS. TS Trần Thanh Kỳ (Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị nhiệt và Năng lượng mới, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy lạnh hấp thụ (NH3+ H2O) không cần sử dụng điện, mà sử dụng các loại nhiên liệu như than, dầu, khí đốt, than cám, trấu, mùn cưa ...để sản xuất nước đá.
-
Trung tâm Nghiên cứu năng lượng mới là một đơn vị nghiên cứu và triển khai thí điểm các dạng năng lượng tái tạo trực thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Một trong những thế mạnh của Trung tâm là nghiên cứu, chế tạo và lắp đặt các dạng thiết bị đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời.
-
Tại trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng TKNL - Bộ Công Thương, Trung tâm Năng lượng mới - Đại học Bách Khoa Hà Nội đã phối hợp với Công ty WAT - Đại học kỹ thuật Dresden (CHLB Đức) tổ chức khoá đào tạo năng lượng gió và khả năng ứng dụng ở Việt Nam. Khoá đào tạo diễn ra trong 5 ngày từ ngày 14-18 tháng 7.
-
Cuộc tìm kiếm gian nan nhằm tìm ra nguồn năng lượng hoàn hảo giờ đây đã có sự tiến triển nhờ một loại tia laser giàu năng lượng.
-
Vừa qua, Trung tâm nghiên cứu năng lượng mới (Đại Học Bách khoa – Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị báo cáo tổng kết tình hình thực hiện dự án “Phổ biến thiết bị nước nóng năng lượng mặt trời nhằm tiết kiệm năng lượng năm 2007” – Đây là một trong những nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giao Trung tâm trong năm qua.
-
Khá nhiều ý tưởng lạ lùng được đề xuất tại Hội thảo về môi trường của Liên hợp quốc, từ việc che phủ bầu trời bằng bụi than nhằm ngăn chặn ánh sáng mặt trời, đến canh tác tảo biển ở đại dương để hấp thụ khí CO2 từ bầu khí quyển. Trong khi các “ông lớn” còn đang tranh cãi nhau về than đá, dầu lửa và hiện tượng nóng lên toàn cầu thì một quốc gia nhỏ bé tại Hội thảo này đang hướng về vũ trụ để tìm nguồn năng lượng mới.
-
Ngày 24 tháng 1 năm 2008, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới (TT NCNLM) - Trường Đại Học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá và chuyển giao công nghệ vận hành, bảo dưỡng hệ thống cho Trường Đại học Thể dục Thể thao 1 (ĐHTDTT 1) Từ Sơn Bắc Ninh.
-
Theo ước tính thì khoảng 80 năm nữa, các nguồn năng lượng chúng ta đang sử dụng sẽ bị cạn kiệt vì con người đã và đang tận dụng tối đa, và với mức độ cấp số nhân nhanh hơn mức tái tạo của thiên nhiên. Do đó, ngay từ bây giờ nếu không chuẩn bị để nghiên cứu hay truy tìm những nguồn tài nguyên về năng lượng mới, thế giới sẽ đi dần đến sự tự hủy diệt.
-
Trên cơ sở sự hợp tác và giúp đỡ của Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới đã cùng Công ty WAT (Công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng gió) và Trường Đại học Kỹ thuật Dresden (TU Dresden) CHLB Đức xây dựng dự án “Đào tạo cán bộ về Năng lượng gió và ứng dụng tại Việt Nam”
-
Dự án Delta Prores điện khí hoá nông thôn không tập trung bằng nguồn năng lượng mới được đánh giá là thành công rực rỡ ở tỉnh Bình Phước. Dự án được tài trợ bởi Cộng đồng châu Âu, Viện Hạ tầng năng lượng châu Á, Cơ quan Quản lý năng lượng và môi trường (ADEME) của Pháp, Trung tâm Năng lượng mới và phát triển nông thôn (RERD) Việt Nam.
-
Theo Viện công nghệ Massachusetts (MIT), nếu đầu tư hợp lý vào nghiên cứu địa năng thì có thể khai thác nguồn năng lượng đủ cung cấp cho 25 triệu hộ gia đình
-
Năng lượng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của thế giới từ nhiều thập niên qua vì xăng dầu, than đá (sản phẩm của quá trình trầm tích hoá thạch thiên nhiên) đang rơi vào nguy cơ thiết hụt, không hứa hẹn một khả năng tái tạo có thể cung cấp đủ cho nhu cầu của cuộc sống. Ngoài ra, xăng dầu còn là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng, do các khí độc phát sinh từ quy trình đốt cháy xăng dầu trong động cơ nổ như NO, Nox, CO, CO2, Sox, NMHC (non methane hydrocarbon)... Vì vậy tìm nguồn "năng lượng mới - năng lượng tái tạo" là một vấn đề được đặt ra. Hiện nay cả thế giới đang tập trung vào việc đi tìm những nguồn năng lượng mới dễ tái tạo hơn, ít gây ô nhiễm môi trường hơn như thủy điện, rác (năng lượng sinh khối, biomass energy), gió, nhiệt địa cầu (geothermal energy), năng lượng mặt trời, pin nhiên liệu (fue cell)...
-
Hiện nay, tiết kiệm điện đang là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Các chuyên gia ngành Điện đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm ổn định nguồn năng lượng này trong tương lai như nghiên cứu ứng dụng các nguồn năng lượng mới, tăng giá điện…nhưng suy cho cùng, để ổn định nguồn điện năng lâu dài vẫn là sử dụng tiêt kiệm điện trong sản xuất, kinh doanh, chiếu sáng và sinh hoạt. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập tới phương pháp tiết kiệm điện tại các cơ quan, công sở bằng cách sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng một cách khoa học.