Thứ sáu, 01/11/2024 | 13:35 GMT+7
Hiện có ba công nghệ được sử dụng rộng rãi nhất là lò nước áp lực (PWR) chiếm khoảng 60%, lò nước sôi (BWR) 21%, lò nước nặng (CANDU) khoảng 10%. Ngày càng có nhiều nước chọn hoặc quay lại với chương trình phát triển điện hạt nhân. Các chuyên gia hàng đầu thế giới vẫn khẳng định: nếu không phát triển năng lượng hạt nhân thì loài người không thể giải quyết được vấn đề năng lượng. Xu hướng phát triển công nghệ điện hạt nhân trong thời gian tới là nâng cao các đặc tính về an toàn và cạnh tranh kinh tế, an toàn hơn, dễ xây dựng và vận hành, giảm chất thải phóng xạ.
Ðối với nước ta, tuy tiềm năng năng lượng sơ cấp đa dạng nhưng với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, điện năng bình quân đầu người còn thấp như hiện nay thì khả năng đáp ứng nhu cầu điện năng tăng nhanh trong tương lai là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Theo tính toán, nếu chỉ dựa vào các nguồn nhiên liệu trong nước để sản xuất điện, Việt Nam sẽ thiếu hụt từ 49 đến 112 tỷ kW giờ điện (tùy kịch bản) trong năm 2020. Hơn nữa, để đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thì đầu tư xây dựng NMÐHN là giải pháp tối ưu, góp phần: đa dạng hóa nguồn năng lượng sơ cấp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện năng cho đất nước trong tương lai, tăng cường an ninh năng lượng; tăng cường tiềm lực khoa học kỹ thuật và công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển nhiều ngành công nghiệp và kinh tế khác; giảm phát thải khí ô nhiễm môi trường (bụi, CO2, SOx, Nox...) từ các nhiên liệu hóa thạch...
Quá trình chuẩn bị xây dựng NMÐHN ở Việt
NMÐHN Ninh Thuận sử dụng nhiên liệu u-ra-ni làm giàu tới 2-4%. Lượng nhiên liệu tiêu thụ khoảng 26 tấn đối với PWR hoặc 33 tấn năm/tổ máy đối với BWR. Tổng mức đầu tư dự toán khoảng 200 nghìn tỷ đồng (thời điểm quý IV-2008). NMÐHN Ninh Thuận 1 được dự kiến khởi công xây dựng vào năm 2014 và tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020. Công suất từ hai nhà máy sẽ được dẫn về khu vực phụ tải khu vực TP Hồ Chí Minh qua đường dây 500kV và 765kV. Vốn đầu tư xây dựng nhà máy dự kiến huy động từ các nguồn vốn vay tín dụng xuất khẩu ECA, vay thương mại trong hoặc ngoài nước, vốn tự có của EVN, vốn ngân sách nhà nước... Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 600 cán bộ có trình độ đại học trở lên làm việc trong lĩnh vực hạt nhân. Bộ Giáo dục và Ðào tạo đang hoàn tất Ðề án đào tạo nguồn nhân lực tổng thể của quốc gia để thực hiện chương trình điện hạt nhân. Ngoài ra, mỗi cơ quan liên quan đều chuẩn bị chương trình phát triển nguồn nhân lực của mình như Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Cục An toàn hạt nhân và bức xạ Việt Nam, các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, và đặc biệt là EVN. Tập đoàn đã xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực điện hạt nhân và đang hoàn thiện trên cơ sở khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), các đối tác Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Trung Quốc... Bên cạnh đó, để chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực cho quản lý dự án và đội ngũ vận hành nhà máy, EVN sẽ ưu tiên con em địa phương có thành tích học tập tốt để trao học bổng đi học về điện hạt nhân trong và ngoài nước.
Với sự quyết tâm, nỗ lực của Ðảng, Chính phủ, các đơn vị liên quan, sự đồng thuận của xã hội, địa phương, chắc chắn, dự án NMÐHN Ninh Thuận sẽ được triển khai thuận lợi, góp phần cung cấp nguồn điện năng quan trọng phục vụ CNH, HÐH đất nước.
(Nguồn: Nhân dân)