Thứ sáu, 01/11/2024 | 15:16 GMT+7

Tổng hợp hạt nhân - Nguồn năng lượng mới

26/06/2008

Cuộc tìm kiếm gian nan nhằm tìm ra nguồn năng lượng hoàn hảo giờ đây đã có sự tiến triển nhờ một loại tia laser giàu năng lượng.

Cứ vài năm một lần, một thành tựu mới trong nghiên cứu phản ứng tổng hợp hạt nhân lại được xuất hiện trên các bản tin. Đó được xem như là những kỳ tích thần thoại trong ngành năng lượng. Phản ứng kết hợp hạt nhân - là phản ứng kết hợp của hai nguyên tử hydro với một nguyên tử heli đi kèm với sự giải phóng năng lượng - hiện mới chỉ xảy ra ở các ngôi sao (như mặt trời) bởi phản ứng này đòi hỏi có áp suất và nhiệt độ rất cao. Trong khi đó, phản ứng tổng hợp nhiệt độ thấp (có thể đạt được mục đích trên mà không cần đến áp suất và nhiệt độ), vẫn còn là một điều trong tưởng tượng.

Trong khi các nhà khoa học vẫn tiếp tục chứng kiến sự luẩn quẩn trong việc hiện thực hoá công nghệ tổng hợp hạt nhân ở nhiệt độ thấp thì những nghiên cứu về phản ứng tổng hợp hạt nhân thực sự đã có một chút tiến triển hướng tới mục tiêu. Các nhà nghiên cứu làm việc với "Thần lửa Laser" tại phòng thí nghiệm Rutherford Appleton ở Anh đã thành công khi tạo ra nhiệt độ 10 triệu độ C, một dấu hiệu báo trước về khả năng có được phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát.

Tương tự như những đứa trẻ chơi trên vỉa hè, chúng tập trung các tia nắng mặt trời bằng một cái kính lúp phóng đại, các nhà khoa học đã sử dụng tia laser để tập trung năng lượng gấp 100 lần năng lượng điện thế giới vào một điểm có kích thước bằng một sợi tóc trong một phần nghìn tỷ giây. Họ muốn quan sát xem những gì xảy ra đối với vật chất ở nhiệt độ đó để hiểu được một tia laser có năng lượng cao hơn - đạt tới nhiệt độ 100 triệu độ C - có khả năng làm kích hoạt phản ứng tổng hợp hạt nhân như thế nào.

Thành tựu trong nghiên cứu tổng hợp hạt nhân hạt nhân có kiểm soát sẽ là một bước tiến lớn đối với sản lượng điện của loài người. Hơn nữa, không giống như năng lượng hạt nhân thu năng lượng nhờ sự phân rã hạt nhân nguyên tử - tổng hợp hạt nhân sẽ không tạo ra chất thải phóng xạ.

(Nguồn: KHPT)