-
Dự án nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục ý thức tiết kiệm điện, giảm hiệu ứng nhà kính và tính trạng trái đất nóng lên; dần đưa những thiết bị điện công nghệ cao đến với người nghèo. Đây là một dự án hữu ích cho người nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là tại 62 huyện nghèo. Những sản phẩm được hỗ trợ sản rất phù hợp với địa hình bị chia cắt của các vùng, miền núi nước ta.
-
Gần 70% sản lượng tiêu thụ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) là được sàng tuyển, chế biến tại các mỏ than. Đây là con số khá lớn khẳng định vai trò quan trọng của công tác sàng tuyển trong sản xuất kinh doanh của tập đoàn. Để nâng cao năng suất, chất lượng cũng như hệ số thu hồi, giảm thiểu tổn thất tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Viện Công nghệ Mỏ - TKV đã nghiên cứu thành công công nghệ “Huyền phù tang quay”ứng dụng trong tuyển than, đảm bảo các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, môi trường.
-
Theo Bộ Công Thương, hiện trạng ứng dụng phong điện (điện gió) – một trong những nguồn năng lượng tái tạo quan trọng ở Việt Nam, hiện mới ở dạng ban đầu, với tổng công suất lắp đặt khoảng 9 MW, trong đó 7,5 MW đã nối lưới nhưng chưa có giá bán. Các turbine nhỏ quy mô gia đình (150-200 W) chủ yếu lắp đặt ở khu vực ngoài lưới.
-
Từ nguồn đất sét ở Lâm Đồng (có nhiều nhôm, silic…), ông Lương đã điều chế thành công những viên zeolite 3A. Theo công ty cổ phần Đồng Xanh (Quảng Nam, đơn vị duy nhất tại Việt Nam đang sản xuất xăng sinh học), để làm ra được cồn khan pha với xăng, công ty phải nhập zeolite 3A của Trung Quốc với giá thành 70.000đ/kg.
-
Bộ trưởng Năng lượng ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia thống nhất, đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác kết nối lưới điện 3 nước Việt Nam – Lào - Campuchia, đặc biệt là dự án liên kết mức 230kV và 500 kV.Thời gian tới, các bộ trưởng thống nhất, đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác kết nối lưới điện 3 nước Việt Nam – Lào - Campuchia, đặc biệt là dự án liên kết mức 230kV và 500 kV. Nhận thức tính phức tạp và tiềm năng lớn của dự án 500kV, các bộ trưởng thỏa thuận thêm “sẽ thành lập càng sớm càng tốt Nhóm công tác chung nghiên cứu vấn đề này”.
-
Với chủ đề “Năng lượng và Biến đổi khí hậu”, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28 chính thức khai mạc, thể hiện rõ trọng tâm hợp tác, tinh thần hành động của các nước ASEAN năm 2010 và những năm tiếp theo.Ngày 22/7, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28 (AMEM 28) khai mạc tại Đà Lạt – Lâm Đồng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự và có bài phát biểu quan trọng. Thay mặt Bộ Công Thương Việt Nam, với tư cách là nước chủ nhà, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng chào mừng các vị Bộ trưởng, các vị trưởng đoàn và các vị khách quý đến dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28.
-
Trên cơ sở phân tích số liệu của 151 trạm khí tượng thuỷ văn trên toàn quốc, cơ sở bản đồ gió của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2001, và các số liệu các trạm đo gió từ năm 1998 đến năm 2009, tiềm năng gió trên đất liền và vùng ven biển hải đảo của Việt Nam đạt khoảng 713.000MW. Trong khi đó, tống công suất của các nhà máy điện trên toàn quốc tới hết năm 2009 mới là 19.378MW.
-
Với chủ đề “Năng lượng và biến đổi khí hậu”, Diễn đàn Năng lượng 2010 trao đổi nhiều nội dung quan trọng liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu và mối tương quan đến việc phát triển năng lượng; Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phát triển năng lượng; Định hướng cho chương trình phát triển năng lượng; Cơ hội đầu tư phát triển năng lượng tại Việt Nam; Dự án phát triển nguồn năng lượng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính.Tại Hội nghị, các quan chức cấp cao về Năng lượng Asean đã thảo luận, xem xét với Nga, Mỹ về hợp tác năng lượng trong thời gian tới.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050)
-
Phấn đấu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Nâng cao độ chính xác trong đánh giá các nguồn năng lượng sơ cấp; Mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới trong việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác các nguồn năng lượng bổ sung vào nguồn thiếu hụt của nước ta" – đó là nội dung xuyên suốt Chiến lược phát triển ngành năng lượng của Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2025
-
Dự án "Biến chất thải thành nguồn năng lượng sạch thông qua sử dụng công nghệ khí sinh học" của Việt Nam, gọi tắt là dự án Biogas đã được trao giải thưởng Ashden Năng lượng bền vững năm 2010 với tổng số tiền 20.000 bảng Anh.
-
Hôm nay (18/7) tại xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức Lễ khởi công Dự án cơ sở hạ tầng Trung tâm Điện Lực Sông Hậu - Giai đoạn 1.
-
Góp phần sử dụng nhiên liệu đạt hiệu quả, Công ty Honda Việt Nam đã khởi động cuộc thi "Lái xe sinh thái tiết kiệm nhiên liệu. Các đội tham gia sẽ tự chế xe (xe 3 bánh trở lên) theo ý tưởng của mình, nhưng phải tuân thủ một số quy tắc về kỹ thuật (nội dung này dành cho sinh viên các trường đại học tham gia).
-
Vượt qua 18 hồ sơ của 6 nước trong khu vực gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Singapore, khu nghỉ dưỡng Ana Mandara (Đà Lạt) đã đoạt giải nhất "Tòa nhà nhiệt đới" trong cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng và hệ thống quản lý năng lượng ASEAN 2010” do Trung tâm năng lượng Đông Nam Á (ACE) tổ chức. Cùng với Ana Mandara Đà Lạt, năm nay Việt Nam còn giành được nhiều giải cao thuộc về Công ty du lịch Tiến Đạt (Bình Thuận) và tòa nhà Landmark (TP.HCM). Lễ trao giải sẽ diễn ra tại Đà Lạt trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28 (từ 19-23/7/2010).
-
Không thể phủ nhận phong điện (điện từ năng lượng gió) là lĩnh vực đầu tư tiềm năng trước thực trạng thiếu điện của Việt Nam thời gian qua. Trong khi Việt Nam mới xác định đây là “chiếu manh” sau khi đã nhận ra mình “buồn ngủ” thì phong điện đã phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới trong suốt gần một thập kỷ qua, với mức tăng trưởng giai đoạn 2000 - 2010 là 29%, theo đánh giá của Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu.
-
Với 3 lĩnh vực tập trung chính là bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, hơn 2 năm qua, dự án hợp tác Việt Nam và Nhật Bản - “Đối thoại chính sách về kế hoạch viện trợ xanh” (GAP) đã góp phần tích cực giúp Việt Nam trong công tác đào tạo, tăng cường quản lý năng lượng.
-
Tận dụng bùn thải, rác thải để tạo ra điện đã không còn xa lạ ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, công nghệ này chỉ mới manh nha trong thời gian gần đây. Nhà máy điện Gò Cát là một trong những đơn vị tiên phong.
-
Giai đoạn 1 khí LNG sẽ được nhập về thông qua kho nổi chứa và tái hóa khí (FSRU – Floating Storage Regasification Unit) từ 2012 đến 2015 với khối lượng dự kiến tới 1 triệu tấn LNG/tấn. Giai đoạn 2, khí sẽ được nhập thông qua hệ thống kho cảng trên bờ (land based terminal) vào năm 2015 cho hợp đồng nhập khí dài hạn có thể đến 20 năm. Trong giai đoạn này, khối lượng nhập khẩu dự kiến tối thiểu là 1 triệu tấn/năm trong thời gian đầu và sau đó sẽ tăng lên từ 3 đến 6 triệu tấn/năm, tùy thuộc vào sự phát triển của thị trường khí trong nước.
-
Phát biểu tại hội thảo, ông Đinh Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam cho biết mỗi năm Việt Nam cần đến hơn 20 tỷ viên gạch đất sét nung do nhu cầu xây dựng của người dân và tốc độ đô thị hóa ngày càng cao.
-
hính phủ Lào hiện đã có kế hoạch xây dựng 55 đập thủy điện trên những con sông cắt ngang Thái Lan và Việt Nam. "Nếu có thể phát triển tất cả các nguồn năng lượng này, Lào có thể trở thành “cục pin của Đông Nam Á” - Bộ trưởng Công thương Lào Nam Viyaketh khẳng định. Ông còn cho biết “Lào có thể bán năng lượng cho các nước hàng xóm và trở nên giàu mạnh”.