Thứ sáu, 01/11/2024 | 18:34 GMT+7
Theo Bộ Công Thương, hiện trạng ứng dụng phong điện (điện gió) – một trong những nguồn năng lượng tái tạo quan trọng ở Việt Nam, hiện mới ở dạng ban đầu, với tổng công suất lắp đặt khoảng 9 MW, trong đó 7,5 MW đã nối lưới nhưng chưa có giá bán. Các turbine nhỏ quy mô gia đình (150-200 W) chủ yếu lắp đặt ở khu vực ngoài lưới.
Bên cạnh đó, hiện có 21 dự án phong điện quy mô nối lưới đang được nghiên cứu triển khai, phổ biến có công suất 30MW, loại turbine 1,5 MW.
Tuy nhiên, cho đến nay đầu tư phong điện ở Việt
Suất vốn đầu tư phong điện thế giới cũng như ở Việt
Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư phong điện nói riêng, các dự án năng lượng tái tạo nói chung còn tản mát, chưa thống nhất. Các nguồn thu để hình thành nguồn hỗ trợ giá bán điện cũng chưa được xác định rõ, không đảm bảo để triển khai các dự án trên thực tế.
Tại cuộc họp ngày 21/7, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì cùng các cơ quan hữu quan xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các dự án đầu tư phong điện.
Định hướng xuyên suốt của hệ thống chính sách này là cơ quan
được giao sẽ nghiên cứu, đề xuất giá thành, giá phong điện để hệ thống có thể mua.
Đồng thời rà soát lại cơ chế, chính sách để tập trung ban hành trong một văn
bản quy phạm, tạo hành lang pháp lý thống nhất, cụ thể để nhà đầu tư tính toán,
triển khai các dự án phong điện tại Việt
Phó Thủ tướng lưu ý chính sách mới cần làm rõ các vấn đề hỗ trợ đầu tư, thuế, đất đai,… và đặc biệt là thiết lập Quỹ hỗ trợ năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường – một trong những nguồn thu quan trọng để hỗ trợ sản phẩm năng lượng tái tạo như phong điện nối lưới.
Cùng với đó, chính sách mới cũng thể hiện rõ nguyên tắc, quan điểm của Nhà nước về phát triển các nguồn năng lượng tái tạo nói chung và điện tái tạo nói riêng, quy định rõ các điều kiện bảo lãnh của Chính phủ cho việc triển khai các dự án.
Theo Chinhphu.vn