-
Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai thị trường phát điện cạnh tranh, tái cơ cấu ngành điện và xây dựng biểu giá bán điện mới nhằm khuyến khích cạnh tranh hiệu quả; đầu tư kịp thời vào ngành điện, nhất là vào khâu phát điện và nâng cao hiệu quả sử dụng điện nhằm đạt mục tiêu cung cấp đủ điện cho nền kinh tế với chi phí thấp nhất.
-
Sản phẩm xuất hiện tại Việt Nam khoảng 2 – 3 năm nay, thị trường thiết bị loại này hiện thực sự phong phú khi có đến vài chục loại thiết bị khác nhau, hầu hết đều có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan. Về giá cả, cũng rất “dễ chịu” khi những món đồ “Hi-tech” này được bán từ 150.000 đồng.
-
Các nhà khoa học tại Đại học Illinois đã tạo ra một bước đột phá đáng chú ý khi xác định được hàng tá enzyme vi khuẩn mà con người chưa biết tới trong khoang tiêu hóa cỏ cơ bản của bò. Những enzyme này đã giúp biến đổi switch-grass (một loại cỏ giống cỏ may ở Việt Nam), một nguồn năng lượng cho nhiên liệu sinh học tái tạo.
-
Cụ thể, đến năm 2015, quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giáo dục Đại học, trung tâm đào tạo chuyên ngành phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Trong thời gian đầu, 5 trường đại học: Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học Điện lực và Trung tâm đào tạo Hạt nhân - Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) sẽ được tập trung đầu tư.
-
Trao đổi về những vấn đề quan trọng nhất của thế giới và Việt Nam hiện nay, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải khẳng định: Công nghệ mới sẽ cho phép giải quyết tốt vấn đề an ninh năng lượng, tiết kiệm năng lượng, trong đó có năng lượng chiếu sáng...
-
Sản phẩm đèn Led (viết tắt của Light emitting diode tức đi-ốt phát quang) ngày càng được tiêu thụ mạnh tại Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc nhờ ưu điểm tiết kiệm năng lượng, ánh sáng mạnh và tuổi thọ cao, lại có nhiều ứng dụng như làm đèn xe, đèn đường, màn hình điện thoại di động.Nếu sử dụng đèn Led để chiếu sáng thay các bóng đèn compact, huỳnh quang... Việt Nam có thể tiết kiệm được ít nhất 40% điện tiêu thụ cho toàn hệ thống đèn chiếu sáng.
-
So với thế giới, hiệu suất sử dụng năng lượng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam rất thấp: Trong các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-32%, thấp hơn 10% so với các nước khác; hiệu suất của các lò hơi công nghiệp cũng chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới 20%. Bộ Công Thương dự báo, với tốc độ sử dụng điện lãng phí như hiện nay, ngay giai đoạn 2010-2020, VN đã trở thành nước nhập khẩu và phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Do vậy, nếu giá điện tăng lên và vận hành theo giá thị trường sẽ khiến người dân hạn chế sử dụng điện và buộc các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc, công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng hơn.
-
Dự án gồm 2 công trình là thủy điện Xekaman 1 và thủy điện Xekaman Xanxay tại huyện Xanxay, tỉnh Attapeu, cách Việt Nam khoảng 75km. Thực hiện hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào, tối 10/2 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) diễn ra lễ ký kết hợp đồng xây dự án thủy điện.
-
VEEPL là một sáng kiến chung của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Chính phủ Việt Nam do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện. Đây là một Dự án được đánh giá là rất thành công và được các doanh nghiệp rất ủng hộ, mong muốn kéo dài thời gian thực hiện. Tuy nhiên, chỉ còn 6 tháng nữa, Dự án sẽ kết thúc. Bản tin TKNL đã có cuộc trao đổi với GS.TS. Phan Hồng Khôi – Giám đốc Điều hành Dự án về những vấn đề liên quan đến VEEPL.
-
Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân cả nước trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011. Các nhà máy điện và hệ thống lưới truyền tải vận hành ổn định, sự cố lưới điện phân phối xảy ra không nhiều. Khi sự cố xảy ra, các Tổng công ty Điện lực đã khẩn trương xử lý, khôi phục cấp điện trong thời gian ngắn nhất. Đặc biệt về việc xả nước đợt 1 phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2010-2011, các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các trạm bơm được cung cấp điện liên tục, ổn định; ba hồ Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã xả 1,37 tỷ m3 nước.
-
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu nhằm triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hiệu quả. Cơ chế này áp dụng cho 2 dự án thành phần của Dự án thủy điện Lai Châu gồm: Dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư; Dự án bồi thường di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu do UBND tỉnh Lai Châu là chủ đầu tư.
-
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 03 năm thực hiện Đề án, công tác triển khai các nội dung của Đề án đã được các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh, kịp thời nắm bắt và tìm giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhiên liệu sinh học. Trong thời gian triển khai, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, thúc đẩy hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp sản xuất và thương mại nhiên liệu sinh học Việt Nam.
-
Trong nhiều năm qua, được Ðảng và Nhà nước giao trọng trách giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) đã nỗ lực đầu tư nhiều công trình nguồn và lưới điện, góp phần quan trọng bảo đảm "điện đi trước một bước" để phát triển các ngành kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
-
Chiều 21/1, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký "Công hàm trao đổi khoản tín dụng ưu đãi" về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Chính phủ Việt Nam gần 60 tỷ yen (gần 310 triệu USD) vốn vay ODA thuộc đợt 1 tài khóa 2010 (bắt đầu từ ngày 1/4/2010) của Nhật Bản.
-
Trong hai ngày 18-19/1, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phối hợp với Cục Năng lượng Nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng Công ty tổ chức sự kiện Synergy tổ chức Hội nghị điện hạt nhân châu Á lần thứ 2.
-
Điện năng ở Việt Nam xưa nay vẫn dựa vào "hai chân" là thủy điện và nhiệt điện. Nhưng thủy điện thì phụ thuộc nhiều vào thời tiết, còn nhiệt điện thì tiêu thụ rất nhiều than trong khi ngành than không đủ khả năng để đáp ứng. Điểm tựa điện hạt nhân thì còn… xa.
-
Theo Ban quản lý dự án Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), đến cuối năm 2012, Chương trình có mục tiêu xây dựng 165.000 công trình khí sinh học tại 58 tỉnh, thành phố.
-
Trong buổi gặp mặt báo chí dịp cuối năm 2010, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thừa nhận tình trạng thiếu điện tiếp tục trầm trọng trong năm 2010 với mức thiếu hụt của toàn hệ thống lên đến 1,6 tỷ kwh và EVN phải phát điện bằng dầu giá cao gây lỗ khoảng 8.000 tỷ đồng. Năm 2011, tình trạng thiếu điện còn trầm trọng hơn khi mà dự trữ nước của các hồ thủy điện (chiếm tới 30-35% sản lượng điện của toàn hệ thống) thấp hơn nhiều năm, nhiều công trình điện chậm đưa vào hoạt động trong khi phụ tải lại không ngừng tăng cao, diễn biến thời tiết phức tạp. Và theo dự báo của EVN, năm 2011 dự báo sẽ thiếu hụt từ 4-6 tỷ kwh.
-
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, trong năm 2011, đơn vị này sẽ xây dựng thêm 5 dự án điện với tổng công suất thiết kế 3.830 MW. Các dự án sẽ được khởi công gồm các nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 (1.000 MW), Duyên Hải 3 (1.200 MW), Vĩnh Tân 2 mở rộng (1.200 MW), tổ máy 2 của nhà máy điện Ô Môn 1 (330 MW) và Thủy điện Sông Bung 2 (100 MW).
-
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh ý nghĩa của công trình là “đa mục tiêu”, không chỉ cung cấp điện năng mà còn góp phần chống lũ mùa mưa, cấp nước mùa khô và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu nói riêng, vùng Tây Bắc và cả Việt Nam.