Thứ bảy, 02/11/2024 | 23:21 GMT+7
Thực tế, ngay tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN HN) từ đầu
tháng 1/2011, để đảm bảo vận hành, EVN HN đã thực hiện điều hòa phụ tải
theo phân bổ công suất sử dụng của EVN. Trong những tuần đầu tháng
1/2011 việc cắt điều hòa phụ tải từ 50-80MW diễn ra hàng ngày trong
khoảng thời gian từ 10h00 - 12h00 và 17h00 - 19h00, nhằm giới hạn công
suất sử dụng vào các giờ cao điểm.
Dự báo những tháng tiếp theo, việc cắt giảm điều hòa phụ tải có thể lên đến 190 MW và thời gian cắt giảm trong ngày cũng sẽ tăng lên, đặc biệt vào cao điểm mùa khô năm 2011. Thậm chí, để đối phó với tình trạng thiếu điện này, UBND TP Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo cung ứng điện có nhiệm phân bổ và thực hiện việc tiết giảm theo thứ tự ưu tiên.
Thiếu điện nhưng vẫn phải đảm bảo cao nhất các nhu cầu thiết yếu của đời sống kinh tế - xã hội là chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương trong năm 2011. Vì vậy, bên cạnh việc huy động tối đa công suất nguồn điện, đưa ra phương án cung ứng điện phù hợp thì các giải pháp tăng cường tiết kiệm điện cũng được đặt ra. Tuy nhiên, bên cạnh các biện pháp hành chính thì ý thức tiết kiệm của chính người sử dụng điện cũng rất đáng quan tâm.
Theo đánh giá
tiềm năng tiết kiệm năng lượng theo ngành ở Việt Nam rất lớn, cụ thể: công
nghiệp xi măng 50%, nông nghiệp 50%, gốm sứ 35%, dệt may 30%... Nhưng
tiềm năng này vẫn là con số thống kê của các ngành. Ý thức của người sử
dụng điện những năm qua tuy có chuyển biến nhưng vẫn chậm.
Nó cũng giống như việc kiểm toán năng lượng làm cơ sở để thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, nhiều đơn vị, doanh nghiệp biết là tốt nhưng nó chỉ được thực hiện khi có sự hỗ trợ của ngành điện hoặc văn phòng tiết kiệm điện năng tại các tỉnh, thành phố. Hay như trong lĩnh vực chiếu sáng, so với các nước khác, điện năng tiêu thụ cho chiếu sáng ở Việt Nam đang ở mức quá cao (điện năng sử dụng trong các lĩnh vực chiếu sáng chiếm khoảng 25% tổng điện năng thương phẩm cả nước, trong đó chiếu sáng công cộng tiêu thụ khoảng 3%). Ở các nước khác chỉ đạt 15 - 20% trên tổng số điện năng tiêu thụ. Trong khi để tăng trưởng khoảng 14% năng lượng, cần một số tiền đầu từ trên 8 tỷ USD.
"Nói gần
nói xa chẳng qua nói thật", một lãnh đạo ngành điện chia sẻ, năm 2010,
ngày đỉnh điểm, sản lượng điện cấp cho Hà Nội lên đến hơn 40 nghìn MWh,
năm nay, trước nguy cơ thiếu điện, sản lượng có thể giảm mạnh.
Để dễ hình dung việc giảm này ảnh hưởng như thế nào, vị lãnh đạo này làm phép so sánh đơn giản, mức độ giảm sản lượng có thể khiến 1/3 TP mất điện trong 24 giờ. Quả là nghiêm trọng nếu không thực hiện các biện pháp bảo đảm điện trong đó có việc nâng cao ý thức tiết kiệm của những người sử dụng điện.
Theo KTDT