-
Ngày 31/5, tại Hà Nội, trong khuôn khổ ký kết Hiệp định tài trợ vay bổ sung giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) về mở rộng quy mô thực hiện dự án Truyền tải và Phân phối 2 (TD2) trị giá 180 triệu USD cho Tổng công ty Truyền tải Điện quốc gia (NPT).
-
Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ Dự thảo Đề án Tiết kiệm điện giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu giai đoạn này, Việt Nam tiết kiệm được 10% điện năng trong các lĩnh vực sản xuất, sinh hoạt và đời sống so với tổng mức tiêu thụ điện năng của giai đoạn 2011-2015. Phóng viên Bản tin TKNL đã có cuộc trao đổi với TS. Phương Hoàng Kim - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN, Phó Chánh văn phòng TKNL về các yếu tố như công nghệ, cơ chế chính sách cho các hộ tiêu thụ lớn và nhận thức của đối tượng sử dụng điện...
-
Ngoài các luận cứ đơn thuần về tính kinh tế thì các dự án NLTT đang được xem xét ưu tiên phát triển bởi một số lý do về xã hội và môi trường, chẳng hạn như: Các dự án NLTT quy mô nhỏ thường nằm ở vùng sâu-vùng xa, miền núi, hải đảo. Phát triển các dự án NLTT tại khu vực này sẽ góp phần đảm bảo mục tiêu điện khí hóa nông thôn
-
Trong khuôn khổ Hội chợ ENTECH 2011, sáng 26/5, tại nhà A6 Trung tâm hội chợ Triển lãm Việt Nam đã diễn ra Hội thảo Thúc đẩy các hoạt động tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp với sự tham gia của gần 200 đại biểu là các chuyên gia, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực năng lượng. Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe giới thiệu nhiều giải pháp, công nghệ tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp như công nghệ, thiết bị chống thất thoát, tiết kiệm điện IMOP, giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng cho hệ thống cơ…
-
Với 200 gian hàng của doanh nghiệp trong và ngoài nước tại hội chợ Entech Hanoi 2011, có thể thấy các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường rất đa dạng, phong phú. Tại triển lãm, khách tham quan đã được giới thiệu những công nghệ mới nhất giúp tiết kiệm năng lượng của các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Ngoài các sản phẩm thông dụng, tại hội chợ lần này người tiêu dùng Việt Nam lại có cơ hội tiếp cận thêm với nhiều thiết bị tiên tiến hơn như điện gió, điện mặt trời…
-
Theo tính toán của Cục Điều tiết điện lực, trong tháng Sáu, việc cung ứng điện sẽ tiếp tục được đảm bảo. Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) huy động cao các nguồn nhiệt điện than, nhiệt điện khí, kể cả các nguồn chạy dầu FO, DO nếu cần để đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân trong tháng 6/2011.
-
Sáng nay, ngày 25/5, Lễ khai mạc ENTECH HANOI 2011 đã được tổ chức tại Nhà A1, Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, đại diện lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội, Sở Môi trường và cây xanh thành phố Busan, Hàn Quốc, đại diện các sở, ban, ngành; đại diện các cơ quan truyền thông cùng nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.
-
Ông Malcolm Gibbons, Tổng giám đốc Coca-Cola Việt Nam, cho biết đến nay công ty đã giảm được một nửa lượng điện tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm so với năm 2004 tại cả ba nhà máy ở TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Nhưng đây vẫn chưa phải con số cuối cùng. Coca-Cola Việt Nam dự kiến sẽ giảm thêm ít nhất 10% điện năng tiêu thụ nữa vào năm 2015. Rõ ràng, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp tối ưu để giải bài toán cung cầu điện. Hiệu quả giải pháp này mang lại không đơn thuần là hóa đơn tiền điện mỗi doanh nghiệp, mỗi gia đình phải trả ít đi, mà còn tạo ra nhiều tác động lan tỏa tích cực cho cả nền kinh tế.
-
Ngày 19/5, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 4.600 tỷ đồng cho dự án thủy điện Lai Châu. Dự án thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến gần 37.500 tỷ đồng.
-
Trải qua 4 năm thành lập, đến nay, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã trở thành nhà cung cấp điện năng đứng thứ hai tại Việt Nam, sau EVN. Trong 4 năm qua, PV Power đã cung cấp cho hệ thống điện quốc gia hơn 30 tỷ kWh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Chiều nay, 18/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương và Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã ký văn kiện hợp tác về việc triển khai Dự án “Thúc đẩy hiệu suất năng lượng trong công nghiệp thông qua tối ưu hóa hệ thống và các tiêu chuẩn quản lý năng lượng tại Việt Nam”. Buổi lễ diễn ra với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Hoàng Quốc Vượng, ông Patrick J.Gilabert, Trưởng đại diện UNIDO tại Việt Nam, đại diện Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương.
-
Sáng nay, 17/5, tại Trung tâm thông tin và phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế giới đã diễn ra Hội thảo quốc tế qua cầu truyền hình với các điểm cầu Bắc Kinh, Thượng Hải, Mông Cổ, Malaysia, Nhật Bản, Hà Nội và TP.HCM. Hội thảo do Trường Bồi dưỡng cán bộ - Bộ Tài chính phối hợp với Trung tâm Tài chính và Phát triển Châu Á – Thái Bình Dương phối hợp tổ chức với chủ đề “Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế xanh - Tiết kiệm năng lượng”.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, mặc dù là nước giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo nhưng cho đến nay sự phát triển năng lượng tái tạo vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Với sự hỗ trợ của WB, Thụy Sĩ trong dự án Redp tại Việt Nam, Bộ Công Thương tin tưởng dự án sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển dạng năng lượng sạch này, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
-
Bộ Công Thương dự báo tốc độ tăng trưởng nguồn điện của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 sẽ khoảng 14,1 - 16%, từ 2016 - 2020 sẽ khoảng 11,3 - 11,6%. Với tốc độ tăng trưởng nguồn điện như trên, dự kiến từ năm 2011 đến năm 2020, Việt Nam cần phải đầu tư, xây dựng các nhà máy điện mới với tổng công suất khoảng trên 50 nghìn MW.
-
Tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): trong 4 tháng đầu năm, Tập đoàn đã hoàn thành nghiệm thu và đưa vào vận hành 4 tổ máy với tổng công suất 1.215 MW. Đó là tổ máy số 2 Thuỷ điện Sơn La, tổ máy số 2 Nhiệt điện Uông Bí mở rộng, tổ máy 2 Thuỷ điện Sông Tranh 2 và tổ máy 1 Thuỷ điện Đồng Nai 3.
-
Từ ngày 25 đến 28-5-2011, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam - 148 Giảng Võ - Hà Nội, Sở Công thương Hà Nội chủ trì tổ chức Hội chợ Triển lãm quốc tế năng lượng hiệu quả - Môi trường Hà Nội lần thứ 3 - ENTECH HANOI 2011, với chủ đề "Hiệu quả năng lượng - môi trường, hiệu quả kinh doanh, phát triển bền vững".
-
Nếu sản xuất với mức tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu cao, chi phí năng lượng ở Thái Lan chỉ chiếm 6-7% giá thành sản phẩm dệt, thì tại Việt Nam phổ biến ở mức 10-12%. Thực tế cho thấy, hầu như tất cả các doanh nghiệp dệt ở Việt Nam đều có tiềm năng giảm lượng tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu đầu vào và năng lượng. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, mức độ lãng phí năng lượng trong ngàng này lên đến 20%.
-
Hiện cả nước có 21 dự án điện gió quy mô nối lưới phổ biến công suất 30 MW đang được nghiên cứu triển khai tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định và Lâm Đồng.Dự thảo cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam (lần thứ tư) đã làm rõ hơn những cơ chế ưu đãi tạo điều kiện cho nhà đầu tư để triển khai các dự án điện gió tại Việt Nam, như quy định về trách nhiệm mua điện đối với các dự án điện gió, ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí, ưu đãi về hạ tầng đất đai, hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió.
-
Ngày 27/4/2011, TCty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) làm lễ phát lệnh khởi công “dự án gạch không nung Đông Hồi” tại khu công nghiệp Đông Hồi Huyện Quỳnh Lưu Tỉnh Nghệ An. Công suất sản phẩm là 400.000 m3/năm, tổng dự án đầu tư là 819 tỷ đồng.Đây là một dự án đầu tư mới, phù hợp với qui hoạch phát triển tổng thể ngành vật liệu xây dựng đến năm 2020 đã được Chính phủ đã phê duyệt.
-
Bộ Công Thương luôn khuyến khích việc phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo. Bộ cũng đang trình Thủ tướng xem xét đề ra các chủ trương hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng này”. Sẽ là quá sớm để khẳng định sự “lên ngôi” của các nguồn năng lượng mới, tuy nhiên, sự thành công của một số mô hình cộng với sự “vào cuộc” của “3 nhà”: Nhà nước, nhà kinh doanh, nhà nghiên cứu, có thể nói, phát triển năng lượng tái tạo có thể là “tương lai” cho ngành năng lượng Việt Nam./.