-
Theo quan điểm phát triển hài hòa kinh tế, cung cấp năng lượng, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh năng lượng, phát triển năng lượng bền vững, những thách thức trong việc cung cấp năng lượng dài hạn của Việt Nam được nhận dạng là phải: sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm; thiết lập hệ thống cung cấp năng lượng chắc chắn và hiệu quả; ổn định cung cấp năng lượng, nhập khẩu năng lượng và củng cố an ninh năng lượng; thành lập thị trường năng lượng hiệu quả, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh.
-
Hiện Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất các sản phẩm từ pin mặt trời, tất cả nhu cầu trong nước đều nhập khẩu chủ yếu từ Đức và Nhật, hai cường quốc đi đầu trên thế giới về công nghệ sản xuất và ứng dụng pin mặt trời. Xu hướng chuyển giao công nghệ, gia công và phân công sản xuất đang dịch chuyển dần việc gia công pin mặt trời từ các nước châu Âu, châu Mỹ sang khu vực châu Á. Mục tiêu chung các nước đặt ra là đóng góp từ 5 đến 15% năng lượng sạch vào cơ cấu năng lượng sơ cấp của họ. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển năng lượng mặt trời trên toàn thế giới.
-
Sau hai năm triển khai Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam”, Hà Tĩnh đã xây dựng được gần 500 bể biogas, giúp mỗi hộ tiết kiệm từ 300.000 – 350.000 đồng/tháng tiền mua chất đốt, tiền điện, đồng thời giải quyết được vấn nạn xả thải gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh cho gia súc.
-
Nhân kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), sáng ngày 16/6, Hội Chiếu sáng Việt Nam đã phối hợp với Tạp chí Ánh sáng và Cuộc sống tổ chức buổi giao lưu, tọa đàm “Vai trò của của báo chí với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong doanh nghiệp”. Buổi tọa đàm diễn ra với sự tham dự của đại diện Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đại diện các ngành liên quan, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng trong nước và đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí.
-
Dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao là một trong những dự án trợ giúp kỹ thuật có quy mô lớn tại Việt Nam. Các hoạt động của Dự án được triển khai trong hơn 5 năm qua đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc áp dụng rộng rãi các công nghệ và giải pháp quản lý hiệu quả năng lượng trong chiếu sáng ở Việt Nam. Những thành quả đạt được của Dự án đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-
Hiện nay nguồn năng lượng ở Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên, nhưng thực tế các nguồn tự nhiên này đang dần cạn kiệt. Việc sử dụng năng lượng sinh học sẽ góp phần làm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Biodiesel được sản xuất từ dầu rán phế thải là dự án có tính ứng dụng vào cuộc sống cao khi dùng để sử dụng cho các loại xe tải, xe buýt… góp phần vào việc giảm khí thải độc hại ra môi trường.
-
Trong một cuộc hội thảo về “Công nghệ xanh và kiến trúc”, ông Lê Thành Ân - Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM cho biết, chi phí năng lượng ở Việt Nam đã tăng lên hơn 15%/năm trong 2 năm qua. Theo dự báo của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) thì nguồn điện có thể thiếu từ 3-4 tỉ KWh trong năm 2011, trong khi lượng điện thiếu trong năm 2010 là 1 tỉ KWh.
-
Tổ chức Phát triển Đức (GIZ) và Vụ Năng lượng (Bộ Công thương) vừa giới thiệu cuốn sổ tay “Thông tin về đầu tư vào ngành Năng lượng gió tại Việt Nam” và “Hướng dẫn Quy trình lập Quy hoạch Điện gió tại Việt Nam“.Hai cuốn sổ tay cung cấp những thông tin cần thiết trong việc quy hoạch, phát triển nguồn năng lượng điện từ gió.
-
Với nguồn tài nguyên khá phong phú về năng lượng hoá thạch, năng lượng thiên nhiên và nguồn nước, Việt Nam tiếp tục là địa chỉ thu hút đầu tư và kinh doanh hấp dẫn vào hàng đầu Châu Á của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực Điện năng bao gồm cả nhiệt điện, thuỷ điện, điện gió, điện hạt nhân hay điện thuỷ triều...Trong mười năm tới, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ xây dựng 95 nhà máy điện với tổng công suất 49.044 MW và tổng vốn đầu tư 39,58 tỷ USD,
-
Theo kế hoạch đến cuối năm 2011, cả nước sẽ có 4 cơ sở sản xuất ethanol nhiên liệu đi vào sản xuất với công suất thiết kế khoảng 300.000 tấn/năm đủ để pha khoảng 6 triệu tấn xăng E5, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Chỉ tính riêng Tập đoàn dầu khí Việt Nam, đến nay đã có 35 cửa hàng bán xăng E5 trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố lớn trong cả nước.
-
Nằm ngay giữa vựa lúa ĐBSCL - Thị xã Xa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi là doanh nghiệp họat động hiệu quả trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Thừa hưởng lợi thế vùng nguyên liệu đặc sản nổi tiếng cùng làng nghề bột lọc Sa Đéc, với diện tích nhà xưởng sản xuất rộng 33.000m2, công ty
Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi đã có ngay thế mạnh trong việc sản xuất trên 100 sản phẩm chất lượng cao phù hợp với nhu cầu ẩm thực đa dạng của người tiêu dùng.
-
Mới đây tại Hà Nội, Tổng công ty điện lực Thành phố Hà Nội đã phối hợp cùng Công ty Procxima- Israel tổ chức hội thảo Giải pháp tiết kiệm và quản lý điện năng hiệu quả từ Isael. Tham dự hội thảo có đại diện Văn phòng Tiết kiệm năng lượng Quốc Gia, Tập đoàn điện lực Việt Nam, các phòng ban chức năng thuộc EVN Hà Nội. Đại diện phía Israel có ông Ran Yehezkel, Tham tán thương mại Israel tại Việt Nam và Giám đốc Công ty Procxima.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050).
-
Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành da-giầy Việt Nam đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ đạt khoảng 16,5 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp da giày đang từng bước điều chỉnh cơ cấu ngành hàng, đổi mới máy móc thiết bị, cập nhật công nghệ tiên tiến. Tiết kiệm chi phí, giảm tiêu hao năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm đang là những mục tiêu mà ngành công nghiệp này đang hướng đến.
-
Tháng 4/2011 vừa qua, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã chính thức gửi văn bản số 529/HHMĐ tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội về vấn đề phát điện từ bã mía. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ban hành công văn 2553/VPCP – KTN giao Bộ Công Thương đưa nguồn điện phát từ bã mía của các nhà máy đuờng vào Chiến lược Quy hoạch phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo Việt Nam, trình Thủ tướng xem xét phê duyệt
-
Tại cuộc hội thảo bàn về tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tiết kiệm năng lượng do ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hôm qua, các chuyên gia đã nêu lên những vấn đề đáng để Việt Nam phải học tập. Ví dụ, trong giai đoạn 2005 – 2010, nhờ sử dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch, Trung Quốc đã tạo được thêm 445 triệu kWh năng lượng mới, trong đó, có 21,58% từ thuỷ điện và 0,86% từ điện nguyên tử; đã đóng cửa các nhà máy than cũ, quy mô nhỏ với tổng cộng 72,1 triệu KWh, xây dựng thêm nhiều nhà máy với năng suất cao và hiệu quả hơn từ các nhà máy cũ.
-
Sáng 3/6, tại Hà Nội, Bộ Công thương và Cơ quan phát triển Đức đã tổ chức hội thảo “Hướng dẫn quy trình lập quy hoạch và đầu tư phát triển điện gió tại Việt Nam”.Theo đó, điện gió sẽ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam mua với giá cố định 1.317 đồng/kWh , gấp 2 lần so với giá bán của các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ.
-
GS-TS Nguyễn Đức Nghĩa, Viện Hóa học thuộc Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam, vừa cho biết viện đã chế tạo thành công pin mặt trời có cách thức hoạt động bằng nguyên tắc quang hợp của lá cây và được tạm gọi là pin “lá cây”.
-
Chiều nay 3/6, tại Hà Nội, WWF Việt Nam đã chủ trì buổi họp báo về Chương trình Câu chuyện Trái đất, cuộc thi kêu gọi các cá nhân và tập thể trên khắp cả nước chia sẻ những câu chuyện có thật, những trải nghiệm của họ xung quanh vấn đề biến đổi khí hậu với đặc điểm văn hóa và địa lý từ chính nơi họ sống.
-
Hai năm qua, Việt Nam đã có nhiều hoạt động đẩy mạnh quá trình sử dụng phương tiện chạy bằng khí thiên nhiên và khí nén thiên nhiên trong các ngành và lĩnh vực vận tải công cộng. Từ cuối năm 2008, khi nhà máy sản xuất CNG đầu tiên ra đời tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I (Bà Rịa- Vũng Tàu), việc sản xuất khí nén thiên nhiên sử dụng trong công nghiệp đã gia tăng nhanh chóng, trong đó dẫn đầu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty cổ phần khí miền nam (PVGas South) và Công ty CNG Việt Nam.