-
Thuật ngữ “Feed-in Tariffs “ (FiT) có từ những năm 70 của thế kỷ trước, khi nói đến phát triển năng lượng tái tạo (NLTT). Thuật ngữ này đã được dùng ở châu Âu, Hoa Kỳ và hiện nay trên toàn thế giới. Về nguồn gốc ngữ nghĩa của FiT là từ tiếng Đức “Stromeinspeisungsgesetz (StrEG)” là luật cung cấp điện vào lưới điện của nước Đức, ban hành năm 1991 và được Anh ngữ hoá thành “electricity feed law” (luật bán điện vào lưới) và tiếp theo là sự ra đời của “feed-in tariffs”.
-
Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã và đang tìm cách tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong đó có điện gió. Đây là một lĩnh vực không còn mới nhưng những khó khăn và rủi ro trong đầu tư vẫn luôn là rào cản lớn đối với sự phát triển nguồn năng lượng sạch này. Ở Việt Nam, Báo cáo phân tích rủi ro (PTRR) đã được nghiên cứu và ứng dụng, báo cáo PTRR được tiến hành nhằm đánh giá khả năng sinh lời của một dự án trạm điện gió được đề xuất ở Việt Nam.
-
TS Đỗ Ngọc Quỳnh, chuyên gia năng lượng tái tạo thuộc Dự án Lux-Development (do Luxembourg tài trợ), trường Đại học Cần Thơ đã hướng dẫn các nông hộ làm hầm ủ biogas từ bèo lục bình.
-
Phát triển nghành công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng là một xu hướng tất yếu của thế giới trong thế kỷ 21.
-
Năng lượng mới, năng lượng tái tạo… Những khái niệm từ lâu đã không còn là mới mẻ và xa lạ tại nhiều quốc gia phát triển ở Tây Âu, Bắc Mỹ... nơi có nền sản xuất và trình độ khoa học công nghệ cao với nguồn nhân lực và tài chính dồi dào.
-
Những nguồn năng lượng tái tạo, như gió, năng lượng mặt trời, đang có tiềm năng phát triển lớn. Những nguồn năng lượng này rất phong phú và giá của chúng ngày càng rẻ. Dù vậy hiện nay chúng vẫn còn những hạn chế. Thậm chí ngay cả khi Mặt trời đầy nắng và lộng gió, thì cũng không có cách tốt để lưu trữ lượng điện thừa trên quy mô công nghiệp.
-
Tuabin gió Swift, do Công ty Thiết bị Năng lượng tái tạo của Xcốt-len thiết kế để lắp đặt trên mái nhà và sản xuất điện mà không phát ra tiếng ồn vừa được tung ra thị trường Mỹ và Canađa. Các nhà sản xuất cho biết loại tuabin chạy trên mái nhà này có thể cung cấp một nguồn điện đáng kể cho các hộ gia đình cũng như các toà nhà thương mại.
-
Trung tâm Nghiên cứu năng lượng mới là một đơn vị nghiên cứu và triển khai thí điểm các dạng năng lượng tái tạo trực thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Một trong những thế mạnh của Trung tâm là nghiên cứu, chế tạo và lắp đặt các dạng thiết bị đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời.
-
Hai cột đèn năng lượng mặt trời kết hợp năng lượng gió đầu tiên vừa được lắp đặt thành công tại Ban quản lý dự án Công nghệ cao Hòa Lạc. Lễ bàn giao hai cột đèn đã diễn ra sáng nay, 16-7.
-
Trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng và tiết kiệm và hiệu quả, Trung tâm năng lượng tái tạo và cơ chế phát triển sạch, Viện Năng lượng được Ban Chỉ đạo Chương trình giao thực hiện dự án “Triển khai diện rộng bếp đun cải tiến tiết kiệm năng lượng sử dụng phụ phẩm nông, lâm nghiệp tại các hộ gia đình nông thôn”.
-
Năng lượng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của thế giới từ nhiều thập niên qua vì xăng dầu, than đá (sản phẩm của quá trình trầm tích hoá thạch thiên nhiên) đang rơi vào nguy cơ thiết hụt, không hứa hẹn một khả năng tái tạo có thể cung cấp đủ cho nhu cầu của cuộc sống. Ngoài ra, xăng dầu còn là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng, do các khí độc phát sinh từ quy trình đốt cháy xăng dầu trong động cơ nổ như NO, Nox, CO, CO2, Sox, NMHC (non methane hydrocarbon)... Vì vậy tìm nguồn "năng lượng mới - năng lượng tái tạo" là một vấn đề được đặt ra. Hiện nay cả thế giới đang tập trung vào việc đi tìm những nguồn năng lượng mới dễ tái tạo hơn, ít gây ô nhiễm môi trường hơn như thủy điện, rác (năng lượng sinh khối, biomass energy), gió, nhiệt địa cầu (geothermal energy), năng lượng mặt trời, pin nhiên liệu (fue cell)...
-
(BCN)- Đề tài “Nghiên cứu định lượng tính khả thi của việc sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo quy mô công nghiệp ở Việt nam” do Viện Năng lượng là cơ quan chủ trì và điều phối tiến hành triển khai nghiên cứu. Đây là một trong những đề tài trọng điểm cấp Bộ giai đoạn 2001-2005, trong khuôn khổ “Nghiên cứu KH&CN phục vụ, nâng cao năng lực xây dựng, phát triển, quản lý hiệu quả ngành Năng lượng”.